Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư
Chủ tịch Hồ Chí Minh cuốc đất trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch
[1] A.Anhxtanh: Thế giới như tôi thấy, Nxb Thế giới, Niu óoc, 1971, tr.17.
[2] A.Anhxtanh: Sđd, tr.22.
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen: Những tác phẩm ban đầu, Mát-xcơ-va, 1956, tr 35.
[4] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t 41, tr 369.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.253
[6] Đạo đức cách mạng tháng, 12-1958, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 285.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 283-284.
[8] Xem: Báo Thế giới, ngày 20 tháng 9 năm 1969.
hcmulaw.edu.vn
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5; tr631
2. Sdd, t.4, tr.8-9
3. Sdd, t.5, tr.637
4. Sdd, t.5, tr.252
5. Sdd, t.5, tr.642
6. Sdd, t.5, tr.641
7. Sdd, t.5, tr.645
8. Sdd, t.5, tr.641
9. Sdd, t.1, tr.263
10. Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn H, 2003, tr.115
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc
lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc
bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện.
Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói
xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải
làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao
động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được
những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần
nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn
đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu
tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên
trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng”
(12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm
liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”… Trước lúc đi xa, trong bản Di
chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta
là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…” và “Sau
khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí
thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.
CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho
có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay
nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân
công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất
thời gian và hiệu quả công việc cao.
Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không
chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức
khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng
sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là
nâng cao năng suất lao động.
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của
một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như
một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy,
không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát
triển được.
Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của
cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được,
còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời
gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần
nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người
khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu
cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào,
cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng.
Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3
Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết
với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần
thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc
đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v… Phải biết cách tổ
chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”;
“không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không
ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ
hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4
Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm
mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm
đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị
gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu
về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5. Và
như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.
Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn
phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao,
tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và
sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng,
giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc
nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều
phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy
cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” 7
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí
công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “…Cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to
hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn
của đút, có dịp “dĩ công vi tư” 8 .
Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một
bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng
đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành
động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói
được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm
theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không
được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười
lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao,
không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút
tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng… thì sẽ không hiệu
quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ
không thể khuất phục”.
Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính
mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được
nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong
những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã
được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô
cùng cần thiết, vì “…Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền” 9.
Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư
cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói
đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước,
thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập
và noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời
nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh
hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản
dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã
được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần
áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi
vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng
chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch
Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng
bỏ cái phúc ấy đi”10. Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác
vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không
đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo.
Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo
của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng
bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác không
dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang
công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các
đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y
viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà
54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi
khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo
trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà
và tốn kém tiền của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị
thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong
ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở
ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà
sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong
việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm
tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít
người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô,
các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công
tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về
thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng
hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người
và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là
tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán
bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong
xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu
trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số
không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền
vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ,
lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền… ngày càng nhiều. Các
vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ
án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v… cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên
bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã
làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân.
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu
cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền.
Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
————————————
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5; tr631
2. Sdd, t.4, tr.8-9
3. Sdd, t.5, tr.637
4. Sdd, t.5, tr.252
5. Sdd, t.5, tr.642
6. Sdd, t.5, tr.641
7. Sdd, t.5, tr.645
8. Sdd, t.5, tr.641
9. Sdd, t.1, tr.263
10. Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn H, 2003, tr.115
2. Sdd, t.4, tr.8-9
3. Sdd, t.5, tr.637
4. Sdd, t.5, tr.252
5. Sdd, t.5, tr.642
6. Sdd, t.5, tr.641
7. Sdd, t.5, tr.645
8. Sdd, t.5, tr.641
9. Sdd, t.1, tr.263
10. Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn H, 2003, tr.115
Chữ Liêm trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Để
Đảng ta thật sự là một Đảng lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của
nhân dân thì trước hết cán bộ, đảng viên phải thực hành đoàn kết và
thanh khiết…
Chủ tịch Hồ Chí Minh cuốc đất trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh
đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến
huyện, đến xã bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đày tớ
trung thành của nhân dân”. Để Đảng ta thật sự là một Đảng lãnh đạo và là
đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì trước hết cán bộ, đảng viên
phải thực hành đoàn kết và thanh khiết. Chính vì lẽ đó, trong những phẩm
chất cần có của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chữ LIÊM.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, LIÊM tức là
luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng
xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân: “Phải trong sạch, không tham
lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao
giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người
chỉ rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật,
trực tiếp hay gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp. Người đã dẫn câu nói
của Khổng Tử để răn dạy những kẻ bất Liêm rằng: Người mà không liêm
không bằng súc vật. Và trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi thì
nước sẽ nguy (Mạnh Tử).
Để thực hiện chữ LIÊM, theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ
trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các cơ
quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay
nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút,
có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước,
để làm kiểu mẫu cho dân. Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam
là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Vì lẽ
đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấm
gương cho quần chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm,
Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc
văn minh, tiến bộ.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, con
thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách to lớn để từng bước
cập bến bờ thắng lợi. Ngày nay, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã gặt
hái được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội: Từ kinh tế đến văn hoá… Đặc biệt, con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ hơn. Song, để đi tới
mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn phải vượt qua rất nhiều khó
khăn, thử thách. Trong đó, một trong những thử thách lớn nhất đối với
chúng ta hiện nay là tình trạng thoái hoá, biến chất của một bộ phận
không nhỏ cán bộ có chức, có quyền, mà biểu hiện của nó là bất LIÊM. Vì
bất LIÊM mà tham ô, tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, “quốc sỉ” đang
làm lệch chuẩn những mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, làm băng
hoại đạo đức – phong hoá, làm cho lòng dân không yên, đe doạ đến sự an
nguy của chế độ… Vì vậy, hơn lúc nào hết, hiện nay, toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta phải ra sức thực hành chữ LIÊM.
Trước hết, Chính phủ phải thi hành một
nền chính trị liêm khiết. Đảng lãnh đạo và những cán bộ, đảng viên của
Đảng phải là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại.
Vì vậy, chúng ta phải quán triệt trong thực tế tư tưởng và cách làm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Người đã dặn lại: “Đảng ta là một
Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân”. Ở thời điểm hiện nay, cần phải thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính
sách, luật pháp… sao cho chặt chẽ, đồng bộ, không còn kẽ hở cho tham
nhũng lợi dụng luồn lách. Mặt khác, để phòng, chống tham nhũng lâu dài,
đi đôi với siết chặt cơ chế, luật pháp còn phải thường xuyên tăng cường
công tác giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên. Cần
đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành
yêu cầu thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức. Phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân – một kẻ thù nguy hiểm, một thứ “giặc
nội xâm”, là nguồn cội của bất LIÊM.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, một
trong những nguồn gốc của “quan tham” là do “dân dại”. Nếu dân hiểu
biết, không chịu đút lót thì “quan” dù “không Liêm” cũng phải hoá ra
“Liêm”. Vì vậy, cần phải nâng cao dân trí để dân biết quyền hạn của
mình, biết kiểm soát cán bộ, để “giúp” cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Đồng
thời, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất LIÊM, bất kỳ kẻ
ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được các cấp, các ngành
từ Trung ương đến cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc, tin tưởng Nghị
quyết sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, đảng viên về thực
hành chữ LIÊM để xây dựng một Chính phủ liêm khiết và một Nhà nước thật
sự của dân, do dân, vì dân như mong đợi của nhân dân và như ý nguyện của
Bác Hồ./.
“Liêm” và “Tu thân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
“Người
đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cán bộ chân chính, không
có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ
biết vì Đảng, vì Tổ quốc,vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công
vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít,mà những
tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều:
Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” (Hồ Chí Minh. Toàn tập NXBCTQG tập 4,
trang 466).
Ai cũng được học hành – Một ham muốn tột bậc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ảnh: TL
của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ảnh: TL
“Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng đời
sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc. Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu,
Đông. Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có 4 đức: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một phương thì
không thành đất; thiếu một đức thì không thành người” (Hồ Chí Minh Toàn
tập NXBCTQG tập 5, trang 293).
Hơn 60 năm qua, những lời nói, câu viết
ấy, những giá trị cốt lõi trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, như một sự tiếp nối và nhất quán về “tư cách một người cách mạng”
được Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh đưa lên hàng đầu trong các bài giảng
về Đường cách mạng tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng thời dựng
Đảng (1925-1929) để hôm nay và lâu dài mai sau, lớp lớp đồng chí, đồng
bào, con cháu của Người học tập, rèn luyện, làm theo. Trong những lời
khuyên bảo, giảng huấn ấy nổi bật là chữ “Liêm” gắn chặt với bài học “Tu
thân”, được Bác Hồ của chúng ta nêu cao và tự mình thực hành trước, nêu
gương…
“Liêm – là đức tính trong sạch, không
tham lam, không tham của công và của người khác”, cả từ điển tiếng Việt
và từ điển Hán – Việt đều chú giải như vậy. Theo đó, liêm khiết là trong
sạch đến độ thanh khiết, thuần khiết, tinh khiết, cao khiết, không một
chút bụi bậm, nhơ bẩn. Liêm còn là liêm chính, ở đó có sự trong sạch gắn
liền với sự ngay thẳng, một sự chân thật, trên căn bản lẽ phải, không
chỉ là theo lẽ phải mà còn là bảo vệ lẽ phải, không gian dối, dối trá,
thiên vị. Liêm phải gắn liền với sỉ, liêm sỉ – giữ mình sao cho trong
sạch, tránh những điều phải xấu hổ, hổ thẹn với mọi người, trước nhất là
hổ thẹn với lương tâm của chính mình.
“Liêm” là một trong “tứ đức” (cần, kiệm,
liêm, chính), là một trong “ngũ thường” (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm),
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và đây là một đặc sắc, sáng tạo trong
tư duy đạo đức, triết lí đạo đức của Người. Hồ Chí Minh đã sử dụng
nguyên vẹn 3 chữ: nhân, trí, dũng của Khổng Tử, lấy thêm chữ nghĩa của
Mạnh Tử; và đưa vào thêm chữ liêm, mà trước đó không một ai đưa vào “ngũ
thường”. Đây không chỉ là chữ, là từ, là khái niệm, là chuẩn mực giá
trị đạo đức, được dùng lại và đưa thêm vào mà quan trọng hơn, cơ bản
nhất lại là ở chỗ Hồ Chí Minh đã có cách tiếp cận mới nên đã xác định
nội hàm mới về chất để các từ khái niệm đạo đức truyền thống trở thành
những chuẩn mực, giá trị đạo đức cách mạng, thực hiện một cuộc cách mạng
về đạo đức. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải là đạo đức, là
văn minh “thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình”. Hồ
Chí Minh coi đạo đức cách mạng là nền tảng của người cách mạng, cũng như
gốc của cây, ngọn nguồn, của sông của suối. Người vẫn thường nói, đối
với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, mới đi được xa; người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách
mạng… Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc của
toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta. Theo
Hồ Chí Minh, phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí
thì đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa
mà mình đã giác ngộ, đã lựa chọn, đã tiếp nhận, đã đi theo. Nói về
liêm, Hồ Chí Minh đã dẫn lời của Khổng Tử: “Người mà không liêm không
bằng súc vật”. Hơn thế đây coi là một phẩm chất nhân cách của con người
trong các mối quan hệ xã hội, trong đối nhân xử thế, là một phẩm chất xã
hội của cá nhân và của cộng đồng.
Theo Hồ Chí Minh thì “Liêm là không tham
địa vị, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà
quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham
học, ham làm, ham tiến bộ”… Liêm là không tham danh vị, không tham sống,
không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ
quốc, cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa thì không ham gì hết…”, “Tham tiền
của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên đều là
bất liêm”… “Dìm người giỏi để giữ gìn danh tiếng của mình… gặp việc phải
mà sợ khó nhọc, nguy hiểm không dám làm… gặp giặc mà rụt rè mà không
dám đánh đều trái với liêm, đều là bất liêm”. Như vậy trong Liêm có
Chính, có Nghĩa, có Nhân, có Dũng; bất liêm là biểu hiện và bắt nguồn từ
bất nhân, bất chính, bất nghĩa, vô dũng. Liêm gắn liền với liêm sỉ, từ
sự hổ thẹn của con người về điều gì và với ai, ở đâu, khi nào mà ta nhận
ra cái đức liêm, đức nhân, đức nghĩa, đức chính của con người, đánh giá
được một cách trực giác về trình độ trưởng thành của nhân tính, nhân
cách, nhân phẩm, tức phẩm giá làm người của con người và của cộng đồng
dân tộc. Đây là điều mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc biết cần
kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần,
là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Liêm và Sỉ, bất liêm và vô sỉ, do vậy
đã trở thành trung tâm của sự phán xử, đánh giá về trình độ phát triển
của con người, cơ sở của tiến bộ xã hội.
Nêu cao đức liêm khiết, liêm chính trong
giáo dục, tự giáo dục và “giáo dục lại” của mọi người Việt Nam, trước
hết là đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cũng là mẫu mực trong thực
hành tu thân. Tu thân là tự rèn luyện, tự giáo dục về đạo đức cách mạng
để phụng sự tổ chức, phụng sự nhân dân, làm người con Trung Hiếu.
“Trung với nước. Hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; “kẻ thù” không chỉ là giặc
ngoại xâm mà còn là giặc “nội xâm” – chủ nghĩa cá nhân. “Chủ nghĩa cá
nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ
quan, tham ô, lãng phí. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó,
những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng ham muốn danh lợi,
địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của
nhân dân, chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời
thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.
Đây chính là nội dung của khái niệm “tu
thân” theo tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, một khái niệm cơ
bản của đạo đức học phương Đông truyền thống – Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ, được biến đổi và nâng cao về chất. Tu thân là “sửa
mình” để mình luôn trong sạch. Liêm, liêm khiết, thanh liêm, liêm chính,
trong sạch và ngay thẳng. Tu thân là đối với mình, là tự mình từ đó mà
đối với việc và đối với người khác, từ tu thân mà đối nhân xử thế. “Là
học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản
thân mình” là thực hành chủ nghĩa Mác-Lênin bằng cách ra sức làm tròn
nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình có nghĩa”.
Tu thân xét từ chiều sâu tâm lý của chủ
thể nhân cách chính là cái trình độ, năng lực làm chủ ham muốn. Ham muốn
là cái lẽ thường tình, là “thói đời”, là tính người phổ biến của con
người thực, sống ở đời và làm người. Không chỉ là sự phong phú đa dạng,
mạnh mẽ hay nghèo nàn, đơn điệu, yếu ớt nơi ham muốn của mỗi người. Rất
quan trọng còn là định hướng giá trị xã hội và văn hóa, đạo đức và chính
trị của những ham muốn ấy. Hơn thế còn là cách thức theo đuổi của con
người để thỏa mãn nhu cầu ham muốn. Ham muốn do vậy trở thành tiêu chí
cơ bản, phép màu thử nghiệm để nhận ra cái cốt cách, bản lĩnh của mỗi
con người trong đối nhân, xử thế, trong sự tự thực hiện bổn phận của mỗi
người với mọi người và đối với chính bản thân mình. Tinh thần này đã
được thể hiện trong một bài của Bác Hồ trả lời các nhà báo nước ngoài,
đăng toàn văn lần đầu trên báo Cứu Quốc, số ra ngày 21-1-1946, tại Hà
Nội. Bài viết có đoạn như sau:
“Nhân dịp các bạn tân văn, ký giả ngoại
quốc hỏi đến, tôi xin đem câu trả lời của tôi công bố ra cho đồng bào
trong nước và các nhân sĩ nước ngoài đều biết:
Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh
phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy
thác thì tôi phải gắng sức làm. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi
rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì
làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng
rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không
dính líu đến vòng danh lợi…”
Ở Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì mọi sự
đều công khai và minh bạch trong sự lựa chọn và xác định, theo đuổi và
thực hiện tới cùng, từ thời tuổi trẻ cho tới lúc “đi xa”. Không chỉ công
khai minh bạch mà còn là dứt khoát quyết liệt, khẳng định và phủ định.
Đó là “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc”… là “tuyệt nhiên không ham
muốn công danh phú quý chút nào”… “không dính líu gì với vòng danh
lợi”. Đây không phải là sự biện luận cùng phép tu từ trong ngôn ngữ văn
bản. Đây là cốt cách, bản lĩnh của một con người, nhân cách tự do, “tự
do tin tưởng, tự do tổ chức”, tự do trong suy nghĩ và hành động của một
chiến sĩ cách mạng, lãnh tụ của dân tộc, của Đảng. Con người đó là
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, là Bác Hồ kính yêu của tất cả chúng ta,
của mỗi người Việt Nam yêu nước, thương nòi.
Một năm trước ngày đi gặp các bậc cách
mạng đàn anh khác, Bác còn căn dặn: “Muốn giáo dục nhân dân làm cho mọi
người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục, rèn luyện hàng
ngày. Người xưa còn biết tu thân… Đảng viên, cán bộ ta từ nhân dân anh
hùng mà ra, phải sống cho xứng đáng với nhân dân và Đảng anh hùng”.
“Đảng anh hùng” đó cũng đồng nghĩa “Đảng
ta là đạo đức, là văn minh”. Hồ Chí Minh đã định nghĩa, định tính, định
chất về Đảng như vậy, Đảng do Người sáng lập và rèn luyện dìu dắt, trở
thành “Đảng ta” trong suy nghĩ và mong đợi thiết tha của mọi người dân
nước Việt về “Đảng của mình” độc đáo và riêng biệt có một không hai.
Nguyễn Đức Thạc
daidoanket.vn
daidoanket.vn
Bác Hồ chống tham nhũng, tha hóa đạo đức cách mạng
Những năm kháng chiến, nền kinh tế ta
theo chế độ bao cấp. Từ đó, nảy sinh hai giá là một sơ hở làm cho một
khối lượng sản phẩm, hàng hóa rất lớn của Nhà nước lọt vào tay bọn đầu
cơ tích trữ lũng đoạn nền kinh tế, tha hóa cán bộ, nhân viên Nhà nước.
Chênh lệch giá được triệt để khai thác bằng mọi cách, có đến 50% hàng
đối lưu với nông dân bị một số cơ quan ăn chặn, cả nông sản lẫn vật tư
hàng hóa đều bị thất thoát khá nhiều mà dân gian vẫn nói “hàng công
nghiệp ăn từ trên ăn xuống, hàng nông sản ăn từ dưới ăn lên”, Nhà nước
và nông dân đều chịu thiệt thòi, chỉ béo bở tham nhũng. Từng có lúc đưa
một tỷ “Rúp” (tiền Liên Xô cũ) vật tư ra, ta chỉ thu về 20 tỷ đồng Việt
Nam (VN), nếu tính theo tỷ giá hối đoái 100 đồng VN đổi lấy một “rúp”
thì ta đã mất 80 tỷ đồng VN.
Chống ngoại xâm và chống nội xâm rõ ràng
đều hết sức bức thiết, không thể để bọn nội xâm và bọn buôn gian, bán
lận hoành hành, phá hoại hậu phương lớn đang hàng ngày chi viện người và
của cho miền Nam. Ngày 24-7-1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nói chuyện
với hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về Cuộc vận động nâng
cao ý thức trách nhiệm tăng cường quản lý kinh tế tài chính, chống tham ô
lãng phí, quan liêu. Người nêu rõ ý nghĩa, nội dung, phương hướng của
cuộc vận động, phân tích những biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của các
bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong cán bộ hiện nay, đồng thời phê
phán những thái độ không đúng. Người nhấn mạnh: “Cuộc vận động này là
một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái
xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê
bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc
ngày càng tiến bộ, chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ
quần chúng phê bình”. (Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – tập 8 – trang
268).
Cuộc vận động mang tên “Ba xây, Ba
chống”. Ba xây gồm có: Nâng cao ý thức trách nhiệm – Tăng cường quản lý
kinh tế tài chính – Cải tiến kỹ thuật. Ba chống gồm có: Chống tham ô –
Chống lãng phí – Chống quan liêu.
Ngày 26-12-1963, Hội đồng Chính phủ họp
phiên cuối năm Hồ Chủ tịch đến thăm và chúc Tết, Người nhắc nhở Chính
phủ phải làm tốt cuộc vận động “Ba xây – Ba chống”. Người nói: “Hiện nay
chúng ta làm “Ba xây, ba chống” còn kém. Anh chị em công nhân và nhân
viên ở cơ sở rất hăng hái nhưng từ cấp giám đốc lên đến bộ trưởng, thứ
trưởng thì còn nhiều người chưa chuyển cho nên có chỗ cuộc vận động bị
tắc lại. Bây giờ phải làm “Ba xây, ba chống” cả hai chiều, từ dưới lên,
từ trên xuống. Bản thân các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng, các cán bộ
lãnh đạo phải “Ba xây, ba chống”. Hơn ai hết người lãnh đạo phải nhận rõ
cuộc vận động này là rất quan trọng để làm cho tốt” (Biên bản Hội đồng
Chính phủ lưu lại tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, trích trong Hồ Chí
Minh – Biên niên tiểu sử).
Ngày 31-1-1964, Bộ Chính trị họp bàn về
công tác lãnh đạo cuộc vận động “Ba xây, ba chống”. Hồ Chủ tịch đã đến
dự, Người đề cập vấn đề không bình thường là cán bộ lãnh đạo lại hưởng
ứng “Ba xây, ba chống” không tích cực bằng đông đảo cán bộ, nhân viên.
Người nêu câu hỏi:
Tại sao dưới động, trên không động?
Nhỏ động, to không động?
Tại sao dưới động, trên không động?
Nhỏ động, to không động?
Người đề nghị phải làm cho cấp bộ trưởng,
thứ trưởng thông suốt tư tưởng. Bởi lãnh đạo còn có người cho “Ba xây,
Ba chống” chỉ cấp dưới mới học; lại có lãnh đạo để xảy ra tham nhũng,
lãng phí tìm mọi cách né tránh. Còn ở cơ sở phải kết hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên để chấn chỉnh cuộc
vận động “Ba xây, Ba chống” khỏi sộc sệch. Khi biết chưa nơi nào, phát
động “Ba xây, Ba chống” chưa nơi nào có dân tham gia, Người phê bình
nghiêm khắc những cán bộ sợ quần chúng, không dám phát động, phong trào.
Người yêu cầu phát hành loại sách nhỏ, bài ngắn để tuyên truyền giải
thích, lôi cuốn nhân dân tham gia vào cuộc vận động. Hội nghị đánh giá
cuộc vận động “Ba xây, Ba chống” đã đạt nhiều tiến bộ, Hồ Chủ tịch không
đồng tình với đánh giá này, Người nhận xét: “Mới chỉ là tiến bộ bước
đầu”. (Biên bản hội nghị Bộ Chính trị lưu tại Cục lưu trữ văn phòng T.Ư
.Đảng, trích trong Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử).
Đọc một số tài liệu lưu trữ ghi một số
cuộc họp của Bộ Chính trị, của Hội đồng Chính phủ, thấy Hồ Chủ tịch đã
phải dành một phần thời gian và sức lực vào cuộc đấu tranh chống giặc
nội xâm. Cán bộ lãnh đạo còn một số thiếu gương mẫu, Người biết. Có lãnh
đạo nhà đã đủ ở, gian trong gian ngoài lại đòi có nhà rộng hơn, đã có
xe công lại đòi xe đẹp hơn; có người đi nước ngoài dùng tiền Nhà nước
mua hàng xa xỉ, vợ con trưng diện, thậm chí còn mang hàng ngoại về để vợ
con buôn bán. Mất đoàn kết nội bộ xảy ra ở một số nơi, nhất là khi các
tỉnh sát nhập, mất đoàn kết càng kéo dài, lộ liễu, làm giảm uy tín của
Đảng và Nhà nước.
Còn giặc Mỹ trên đất nước ta, nguy cơ mất
nước đã đành, nhưng nhìn xa hơn khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng,
Hồ Chủ tịch vẫn chưa yên tâm. Đảng viên kém phẩm chất chỉ là số ít,
nhưng phần nhiều trong số đó lại có chức có quyền, chỉ nghĩ đến “vinh
thân phì gia” trong khi dân đang ra sức thực hiện khẩu hiệu “Thóc không
thiếu một cân, quân không thiếu một người”; đã có một số gia đình hai,
ba người vào chiến trường miền Nam… Không tăng cường giáo dục, nâng cao
phẩm chất số cán bộ kém, chẳng khác gì nuôi dưỡng trong lòng đất nước
mầm mống của mối họa lớn dễ phát sinh. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh,
mấy lần đại thắng quét sạch giặc ngoại xâm (đời Trần và đời Lê) chỉ còn
ta với ta nhưng rồi lại mất nước vì mọi quyền hành lúc đó đã vào tay
bọn gian thần tham nhũng cùng vua quan chỉ biết hưởng lạc, đè đầu cưỡi
cổ dân.
Hồ Chủ tịch đã nói: “Một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (Hồ Chí
Minh toàn tập – Tập 12 – trang 557).
Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nghe
tin một số đảng viên có chức có quyền kiêu căng, xa dân, Lê Nin đã cảnh
báo: “Không ai có thể tiêu diệt Đảng cộng sản Nga. Chỉ có những đảng
viên của Đảng mới có thể làm việc đó”.
Thắng lợi cuối cùng càng đến gần, Hồ Chủ
tịch càng suy nghĩ nhiều đến đội ngũ đảng viên, cán bộ sẽ lãnh đạo đất
nước khi đã độc lập và thống nhất, sạch bóng giặc ngoại xâm. Ngày
3-2-1969, nhân Kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng (9 tháng trước khi
Người qua đời) Báo Nhân dân đã đăng bài báo quan trọng của Hồ Chủ tịch,
đầu đề: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Bài báo
đề cao đông đảo đảng viên, cán bộ đã rất hăng hái dũng cảm trong mọi
công tác, nhân dân ta rất tự hào có những người con như thế. Bài báo phê
phán một số ít đảng viên, cán bộ đạo đức, phẩm chất thấp kém, lúc nào
cũng chỉ muốn “mọi người vì mình”.
“Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ,
khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi
thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem
khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời
thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng
vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn
kết, thiếu tính tổ chức, thiếu kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không
chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến
lợi ích của cách mạng của nhân dân”.
Đọc bài báo này nhiều người biết cán bộ
lãnh đạo vẫn còn những người bị tiêm nhiễm bao thói hư tật xấu. Chúng ta
càng hiểu sâu xa tại sao trong Di Chúc, Hồ Chủ tịch đã viết: “Ngay sau
khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, theo ý
tôi việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.
Thái Duy
daidoanket.vn
daidoanket.vn
Bác Hồ với chống bệnh quan liêu
Bệnh
quan liêu, dân chủ hình thức, thái độ quan cách, hách dịch, xa rời quần
chúng… gây phiền hà cho nhân dân, cản trở sản xuất và công tác là hiện
tượng đang có tính phổ biến, kể cả ở cơ sở.
Tệ quan liêu còn biểu hiện ở bệnh phô trương, hình thức, coi nhẹ tính hiệu quả, nặng về giấy tờ, thói thụ động…
Đã là cán bộ thì ít nhiều đều có quyền
hành. Quyền hành là môi trường khách quan làm cho người cán bộ nếu không
tỉnh táo dễ quên vai trò của quần chúng. Những cán bộ kém năng lực
thường dùng quyền lực thay cho năng lực. Cán bộ quan liêu thường chỉ
ngồi bàn giấy, ra chỉ thị cho cấp dưới và thường có “sáng kiến” đề ra
nhiều cuộc vận động với tên gọi rất kêu, nhưng chỉ dừng ở khẩu hiệu
suông.
Thói thụ động là một dạng cụ thể của bệnh
quan liêu. Người cán bộ cấp dưới chỉ biết ngồi chờ mệnh lệnh cấp trên
là hiện tượng không hiếm của công chức. Thói thụ động bỏ lỡ những cơ hội
có thể đem lại lợi ích lớn cho Nhà nước, cho tập thể và né tránh những
vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có nhiều cố gắng để thực hiện.
Chủ nghĩa quan liêu, về mặt tổ chức, tạo
dựng ra một hệ thống tổ chức quản lý dựa trên quyền lực. Điều đặc biệt
nguy hại là chủ nghĩa quan liêu khéo núp dưới cái vỏ dân chủ – dân chủ
hình thức – để lẩn tránh mọi sự lên án và trừng phạt.
V.I.Lênin đã phân biệt hai kiểu quan
liêu: Kiểu thứ nhất thể hiện trong tác phong hoạt động của cán bộ và các
cơ quan quản lý. Kiểu thứ hai là ở trong sự quản lý tồi.
Chủ nghĩa quan liêu có nguồn gốc sâu xa
từ lịch sử, từ tư tưởng, nhận thức, tổ chức và tác phong. Chủ nghĩa quan
liêu tồn tại là vì còn cơ chế quan liêu và nhất là còn đội ngũ đông đảo
cán bộ quan liêu. Cơ chế quan liêu là cái nôi làm nảy nở đội ngũ cán bộ
quan liêu. Cán bộ quan liêu ra sức củng cố, bảo vệ cơ chế quan liêu để
duy trì địa vị và quyền lợi của mình. Chủ nghĩa quan liêu là mảnh đất
tốt sản sinh và dung dưỡng bệnh chủ quan, nóng vội, giản đơn, duy ý chí,
giáo điều.
Thật không sai nếu nói rằng: Tệ quan liêu
đem lại lợi ích cho những kẻ mắc bệnh đó. Chính lợi ích vị kỷ này là lý
do làm cho một số dạng của tệ quan liêu sống dai dẳng và trở thành căn
bệnh mãn tính rất khó chữa.
Phong cách làm việc quan liêu làm cho cán
bộ bảo thủ, trì trệ, thiếu năng động và sáng tạo, thậm chí còn cản trở
và chống lại sự năng động, sáng tạo.
Tệ quan liêu gây ra hệ quả tiêu cực là có một số nghị quyết, kế hoạch, chính sách, dự án được xây dựng thiếu căn cứ khoa học, tách rời khả năng và hiện thực.
Tệ quan liêu gây ra hệ quả tiêu cực là có một số nghị quyết, kế hoạch, chính sách, dự án được xây dựng thiếu căn cứ khoa học, tách rời khả năng và hiện thực.
Quan liêu và dân chủ đối lập với nhau như
lửa với nước. Có cái này sẽ không có cái kia. Cho nên, không thể tiến
hành cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu mà không dựa vào quần chúng
trên cơ sở mở rộng dân chủ và công khai hóa, huy động quần chúng tham
gia mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, công khai thông tin, tạo
mọi thuận lợi để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Chủ nghĩa quan liêu không tự thủ tiêu. Nó
chỉ biến dạng, thậm chí, dù có đặt ra thể lệ, quy chế, nó cũng tìm cách
làm cho mất hiệu lực, nếu không có phong trào đấu tranh mạnh mẽ của
quần chúng.
Nguyên nhân của bệnh quan liêu đã được Bác Hồ chỉ rõ: “Xa nhân dân: Do đó, không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân: Cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình.
Sợ nhân dân: khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân: Họ quên rằng
không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không
xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được.
Không hiểu biết nhân dân: Họ quên rằng
nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa,
lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc).
Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông.
Không yêu thương nhân dân: Do đó, họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân…”(1).
Theo Bác Hồ, chứng bệnh quan liêu tỏ ra bằng nhiều vẻ:
“Đối với người:
Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với
nhân dân, quân quan đối với binh sĩ, bộ đội đối với dân chúng – chỉ
biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm
dân chúng tự giác và tự động.
Đối với việc:
Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết,
ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ,
khuyến khích, kiểm tra.
Đối với mình:
Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo.
Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí.
Một vẻ quan liêu nữa là: Chỉ biết ăn
sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn
nhân dân phụng sự mình.
Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”(2).
Người khẳng định: “Nếu không lo chữa, thì bệnh quan liêu sẽ đưa bệnh nhân đến chỗ hoàn toàn bị đào thải.
Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:
- Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.
- Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
- Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
- Phải làm kiểu mẫu: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Mong rằng toàn thể cán bộ ta, ai không
mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì
phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách
mạng, chớ để bị đào thải”(3).
—————————–
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 6, tr.292-293.
(2,3) Sđd, tập 6, tr.89-90.
(2,3) Sđd, tập 6, tr.89-90.
Tư tưởng về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Là
một người có tấm lòng nhân ái, tình yêu thương con người hết thảy, Chủ
tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người dân, đặc biệt là những
người cần lao. Chính vì vậy, trong rất nhiều bài viết, bài nói chuyện
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều đến tiết kiệm và thực
hành tiết kiệm. Vấn đề tiết kiệm và thực hành tiết kiệm đã trở thành một
trong những nội dung nằm trong hệ thống tư tưởng của Người.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm là
không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, tiết kiệm không phải là bủn
xỉn mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì mất bao nhiêu
công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. “Tiết kiệm không phải là ép bộ
đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để
giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao
mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết
kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực” – (Hồ Chí Minh toàn tập).
Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó
khăn, do luôn phải chịu sự áp bức bóc lột của bọn Phong kiến tay sai và
Đế quốc xâm lược, càng cần phải tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và
công việc kiến quốc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn vốn xây
dựng đất nước, góp phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn lạc hậu.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 nội dung cơ bản
của việc tiết kiệm, đó là: Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức
sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2,
3 người”; Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một
tấc bóng là một thước vàng”. Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm
thời giờ của người khác; Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của của
Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết
kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ…
Để làm được điều đó, tất cả mọi người đều
phải tiết kiệm. Đi đầu trong việc thực hiện tiết kiệm là các cơ quan,
bộ đội, xí nghiêp. Nội dung của tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay
trong từng vị trí công tác của từng cá nhân. Bộ đội, chiến sỹ thì tiết
kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết
kiệm thời gian, giấy mực…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ai mang
vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang thời giờ vứt đi là người ngu
dại”. Đặc biệt đối với những người cán bộ, Đảng viên, Người nhấn mạnh
“từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một
cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân… làm
việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm… Phải nhớ rằng: Dân đã lấy
tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười
biếng tức là lừa gạt dân”.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, mỗi cá nhân, tập thể, nhất là các cơ quan, đơn vị hành chính nhà
nước đã không ngừng triển khai thực hiện các biện pháp về thực hành,
tiết kiệm (điện, nước, giấy mực, cải cách thủ tục hành chính giảm thiểu
tối đa về thời gian, công sức, tiền của của nhân dân…), tạo thành phong
trào thi đua rộng khắp trong đông đảo quần chúng nhân dân. Kết quả đó đã
góp phần thực hiện thành công Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nguyễn Thanh Phong – P.HCTH – ĐLCC (st)
hcmpc.com.vn“Chí công vô tư” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
(Bài viết đã đăng trong Tập san Trường Đại học Luật Tp. HCM: Cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
Ở thế kỷ XVIII và XIX, những nhà triết học Anh như Benham (1748-1832), và Minlơ (1806-1873) đã đề xuất và phát triểnchủ nghĩa công lợi với nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất”. Theo
quan điểm này, hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội; cá
nhân càng đem lại hạnh phúc cho nhiều người thì càng cảm thấy sung
sướng, hạnh phúc. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng của Benham và
Minlơ đã được cả nhân loại trân trọng. Hay nói như A.Anhxtanh: “Những
mục đích tầm thường mà người đời theo đuổi như của cải, sự thành đạt bề
ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh”[1]
và “chỉ có tấm gương của những nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn đến
những tư tưởng và hành động cao quý. Đồng tiền chỉ kích thích tư lợi và
luôn mê hoặc sự lạm dụng”[2].
Thấm nhuần nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất”,
gắn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc xã hội, ngay từ lúc trẻ C. Mác cho
rằng, “Nếu một người chỉ lao động vì mình thôi thì người đó có thể trở
nên một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái lớn, một nhà thơ tuyệt
vời, nhưng người đó không bao giờ có thể trở thành một con người thật
sự hoàn thiện và vĩ đại” nhưng “nếu một người chọn nghề trong đó người
ấy có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm
thấy không phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương, mà hạnh
phúc của người đó sẽ thuộc về hàng triệu người”[3]. Và cả cuộc đời C.Mác đã thể hiện sự hy sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả của giai cấp vô sản. Trong “Điếu văn trước mộ Các Mác” năm
1883, Ph.Ăngghen đã viết: “Sứ mệnh thật sự của Mác là góp phần bằng
cách này hay cách khác vào việc lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa và những
chế độ nhà nước mà chế độ tư bản chủ nghĩa đó tạo nên… Đấu tranh là yếu
tố tồn tại của đời Mác. Và C.Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên
cường và đạt những thành công hiếm có”.
Theo V.I.Lênin, đạo đức của người cách
mạng, người cộng sản phải được thể hiện trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp
bức bóc lột, xây dựng xã hội mới. Người nói: “đạo đức đó là những gì góp
phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả
những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội
mới của những người cộng sản” và “Đạo đức cộng sản là đạo đức phục vụ
cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn kết những người lao động chống
mọi sự bóc lột…”[4].
Hồ Chí Minh không chỉ là người kế thừa,
vận dụng mà còn là người tiếp tục phát triển học thuyết Mác-Lênin về đạo
đức cách mạng lên tầm cao mới trên cơ sở kết hợp tư tưởng đạo đức
Mác-Lênin với tinh hoa tư tưởng và truyền thống đạo đức phương Đông.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc, cái căn bản, nền tảng của người cán bộ cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,
tháng 10 năm 1947, ký tên X.Y.Z, xuất bản đầu tiên năm 1948, Người nói:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một
công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình
đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Người còn vạch rõ nguyên tắc cao nhất của đạo đức cách mạng là lấy lợi ích chung của dân tộc và nhân loại làm mục đích.
Người nói: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức
mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi
ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người[5]. Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam”, ngày
24 tháng 3 năm 1961, Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở
cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ,
đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân,
đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Hay trong “Bài nói ở lớp huấn luyện Đảng viên mới”, ngày
14 tháng 5 năm 1966, Hồ Chí Minh viết: “Người cộng sản chúng ta không
được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: Suốt đời làm cách mạng
phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”.
“Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là:
Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu
trong mọi việc”[6].
Đạo đức cách mạng đó, theo người là đạo đức chí công vô tư, là
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì
Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư chính là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Người nói: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng
của mình, không quan tâm đến lợi ích riêng của tập thể… Nó là mẹ đẻ ra
tất cả mọi tính hư nết xấu… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng,
chủ nghĩa xã hội”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
Từ đó, Người khẳng định: “Có đạo đức cách
mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè,
lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của
dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích
riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của
mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo
đức cách mạng. Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng
chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi
của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập.
Có đạo đức cách mạng thì gặp
thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác,
khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm
vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không
quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó cũng là biểu hiện của đạo
đức cách mạng”[7].
Vì thế, Người nhắc nhở chúng ta: “Một dân
tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Theo Hồ Chí Minh, Chí công vô tư là đức tính đạo đức tốt, tính tốt ấy có thể gồm 5 điều: nhân, tín, trí, dũng, liêm. TrongLời nói chuyện trong buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, ngày 10 tháng 10 năm 1947, Người nói:
Một người cán bộ tốt phải có đạo đức
cách mạng. Quân sư giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó
thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí – Tín –
Nhân – Dũng – Liêm.
Nói rõ nghĩa: – Trí – Là sáng suốt,
biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì
không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của
mình để mà tránh.
- Tín – Nói cái gì phải cho tin – nói và làm cho nhất trí – làm thế nào cho dân tin – cho bộ đội tin ở mình.
- Nhân – Là phải có lòng bác ái – yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.
- Dũng – Là phải mạnh dạn, quả quyết
nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay.
Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.
- Liêm – Là không tham danh vị, không
tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh
cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì
hết.
Những bài học trên theo cùng thời gian,
nó tỏa ánh sáng chiếu rọi, là một trong những tiêu chuẩn đạo đức trong
nhận thức và hành động của mỗi chúng ta – những công dân Việt Nam, những
cán bộ, đảng viên và những giảng viên trường Đại học Luật tp. Hồ Chí
Minh, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nghiêm túc ôn lại những lời dạy của
Người về đạo đức “chí công vô tư” như trong Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng
2 năm 1948, Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Các bạn là những người phụ trách thi
hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương phụng
công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”.
Nhân đây, Tôi giới thiệu lại một bài học về đạo đức chí công vô tư có
giá trị từ quá khứ đến tương lai để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm và hành
động: Năm 1952, trong lần đến thăm lớp chỉnh huấn chính trị cán bộ
trung, cao cấp, Bác nói: “Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này
xem các chú có biết không nhé!”. Anh em háo hức hưởng ứng: người nào
biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung thì “nhẩm” lại kiến thức của
mình. Bác cầm một cái que, vẽ lần lượt một vạch ngang, hai vạch ngang,
ba vạch ngang trên mặt đất rồi hỏi chữ gì? Cả lớp hò lên: “Thưa Bác, chữ
nhất, chữ nhị, chữ tam ạ”. Bác khen giỏi, rồi Người lại gạch một gạch
nữa dưới chữ tam hỏi chữ gì? Anh em ngẩn ra, chữ Pháp không phải, còn
chữ tứ tiếng Hán viết khác. Bác giục: “Thế nào? Các nhà mácxít?”. Bác
lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu
thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã “queo”, vạch thứ ba thì
“quẹo”, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt…
Bác để que xuống đất, đứng dậy nói: “Chịu hết à? Có thế mà không đoán
ra… Các chú biết cả đấy! Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng
đắn… Đến tỉnh đã hơi cong, đến huỵên đã “tả, hữu”, đến xã đã sai lệnh.
Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối,
không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm
“quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học
nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì các chú lại ít làm…”.
Bài học ấy nhắc chúng ta một nội dung cụ thể: lời nói phải đi đôi với việc làm, học phải đi đôi với hành, phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng…Vì
thế, mỗi hành động, việc làm của chúng ta phải “chí công vô tư”, phải
thống nhất vì lợi ích chung và sự phát triển của Nhà trường, của xã hội;
của sinh viên trường Đại học Luật tp. Hồ chí Minh.
Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cùng ôn lại và suy ngẫm những tư tưởng, bài học quý báu về đạo đức chí công vô tư của
Người để phấn đấu học tập và làm theo, bởi “Cuộc đời vĩ đại của HỒ CHỦ
TỊCH là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh
thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô
tư, tác phong khiêm tốn, giản dị” như trong Điếu văn của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định. “Chính lẽ đó đã làm cho
tiểu sử của Người trở thành bài ca cho niềm vinh quang đối với triển
vọng và khả năng của con người…”[8].
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009
Ths. Nguyễn Hoài Đông
[1] A.Anhxtanh: Thế giới như tôi thấy, Nxb Thế giới, Niu óoc, 1971, tr.17.
[2] A.Anhxtanh: Sđd, tr.22.
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen: Những tác phẩm ban đầu, Mát-xcơ-va, 1956, tr 35.
[4] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t 41, tr 369.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.253
[6] Đạo đức cách mạng tháng, 12-1958, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 285.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 283-284.
[8] Xem: Báo Thế giới, ngày 20 tháng 9 năm 1969.
hcmulaw.edu.vn
Bác Hồ với chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu
Đấu
tranh phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và quan liêu, là một
nhiệm vụ quan trọng, to lớn và cấp bách hiện nay, bởi đây là nguy cơ,
ảnh hưởng trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng và sự ổn định, phát triển
của đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm tới nhiệm vụ này. Người cho đây là “kẻ thù nguy hiểm”, “là bạn đồng
minh của thực dân và phong kiến”, nó làm hỏng tinh thần và phá hoại đạo
đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên.
Bởi vậy, Bác Hồ đã có nhiều bài nói, bài
viết đề cập trực tiếp tới nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí và quan liêu. Người thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cán
bộ, đảng viên và nhân dân ta rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hành cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Người là hình ảnh tiêu biểu của đạo
đức cách mạng, là tấm gương trong sáng về đấu tranh phòng chống tham
nhũng, lãng phí và quan liêu mà mỗi người, từng tổ chức của cả hệ thống
chính trị phải thường xuyên rèn luyện, học tập và noi theo.
Nhớ lại, sau khi Cách mạng tháng Tám 1945
thành công, Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo nguy cơ tham nhũng, lãng phí,
quan liêu trong bộ máy và đội ngũ cán bộ. Người chỉ rõ nạn tham ô, tham
nhũng, lãng phí và quan liêu, là một thứ “giặc nội xâm” rất nguy hiểm.
Bởi vậy, ngay sau khi tuyên bố độc lập một ngày (ngày 3/9/1945) Người đã
đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay, trong đó có nhiệm vụ “giáo dục
lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.
Tiếp đó, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ
tháng 7/1952, trong bài phát biểu Người nhấn mạnh: Bệnh quan liêu, nạn
tham ô, lãng phí nguồn gốc trong xã hội cũ mà ra. Chúng ta không lấy làm
lạ, nhưng mấy năm sau cách mạng mà tham ô, lãng phí còn khá phổ biến
trong cán bộ ta là vì giáo dục thiếu sót. Chúng ta phải sửa chữa một
cách có kế hoạch, có chuẩn bị.
Người từng chỉ rõ: Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nhà nước, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi, nước mắt để đóng góp. Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám.
Người từng chỉ rõ: Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nhà nước, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi, nước mắt để đóng góp. Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám.
Vì vậy, theo Người chống tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc trên mặt
trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị.
Nhớ lại trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp, giám đốc nhà quân nhu – đại tá Trần Dụ Châu phạm tội tham
ô, lợi dụng chức quyền biển thủ 57.950 đồng bạc Việt Nam, 449 USD, 28
tấn lụa vải xanh, nhận 20 vạn đồng tiền hối lộ của người dưới quyền,
sống xa hoa, trụy lạc, kèo bé phái, gây chia rẽ nội bộ, vụ lợi riêng,
nên ngày 5/9/1950 đã bị tòa án binh tối cao tuyên phạt mức án tử hình.
Điều đó cho thấy sự nghiêm minh và quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ
trong việc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Sau vụ Trần Dụ
Châu, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 15 đến 17 tháng 11 năm
1950, Bác Hồ trong bài phát biểu kết luận đã căn dặn: Lúc tìm người phải
tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân,
tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục,
cải tạo, kiểm tra cán bộ.
Cũng trong thời gian này, Bác Hồ còn có
nhiều bài viết căn dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân ta thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Đồng thời Người
nghiêm khắc phê phán những cán bộ phạm phải căn bệnh nguy hiểm nói trên.
Đó là bài: Chống quan liêu, tham ô, lãng phí (tháng 9/1952). Người
viết:
“Tất cả cán bộ đều là đầy tớ của dân.
Quan liêu là những người phụ trách mà chỉ biết yên thân.
Xa cách cán bộ, nhân dân và việc làm
Việc gì cũng nhắm mắt ký thàm
Không biết cán bộ tốt hay xấu, việc làm đúng hay không
Quan liêu “ngài” không biết đề phòng
Do đó mà tham ô, lãng phí mọc từ trong đến ngoài
Tham ô là những cán bộ chỉ lo phát “hoạnh tài”.
Đục khoét của nhân dân, bộ đội chính phủ, đoàn thể
Của ai họ cũng trộm làm của mình.
Để họ tiêu xài xa xỉ, linh đình
Tội ác ấy thật là to lớn, tâm tình ấy thật là nhuốc nhơ
Lãng phí là những cán bộ ngẩn ngơ
Không biết thương tiếc của cải và thời giờ của Chính phủ và nhân dân.
Đáng tiêu một phần thì tiêu đến 10 phần, 100 phần
Việc một người làm được, cũng kéo gấp đến 10 người, 100 người
Tham ô có tội đã đành rồi.
Tai hại đến của dân, của nước thì lãng phí cũng là tội to.
Hỡi những người quan liêu, lãng phí và tham ô!
Cần, kiệm, liêm, chính các người để ở mô cả rồi.
Đoàn thể và Chính phủ, nhân dân và bộ đội, ủy thác cho các người.
Mà các người làm hỏng việc thì tội này ai mang
Cho nên toàn dân ta phải đứng dậy hiên ngang
Quyết tâm chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong hàng ngũ ta.
Mấy câu mộc mạc, nôm na
Xin mọi người ghi nhớ đem ra thực hành”.
Quan liêu là những người phụ trách mà chỉ biết yên thân.
Xa cách cán bộ, nhân dân và việc làm
Việc gì cũng nhắm mắt ký thàm
Không biết cán bộ tốt hay xấu, việc làm đúng hay không
Quan liêu “ngài” không biết đề phòng
Do đó mà tham ô, lãng phí mọc từ trong đến ngoài
Tham ô là những cán bộ chỉ lo phát “hoạnh tài”.
Đục khoét của nhân dân, bộ đội chính phủ, đoàn thể
Của ai họ cũng trộm làm của mình.
Để họ tiêu xài xa xỉ, linh đình
Tội ác ấy thật là to lớn, tâm tình ấy thật là nhuốc nhơ
Lãng phí là những cán bộ ngẩn ngơ
Không biết thương tiếc của cải và thời giờ của Chính phủ và nhân dân.
Đáng tiêu một phần thì tiêu đến 10 phần, 100 phần
Việc một người làm được, cũng kéo gấp đến 10 người, 100 người
Tham ô có tội đã đành rồi.
Tai hại đến của dân, của nước thì lãng phí cũng là tội to.
Hỡi những người quan liêu, lãng phí và tham ô!
Cần, kiệm, liêm, chính các người để ở mô cả rồi.
Đoàn thể và Chính phủ, nhân dân và bộ đội, ủy thác cho các người.
Mà các người làm hỏng việc thì tội này ai mang
Cho nên toàn dân ta phải đứng dậy hiên ngang
Quyết tâm chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong hàng ngũ ta.
Mấy câu mộc mạc, nôm na
Xin mọi người ghi nhớ đem ra thực hành”.
Sau này, nội dung đấu tranh chống tham ô,
tham nhũng, lãng phí và quan liêu còn được Người nêu lên trong nhiều
bài nói, bài viết tại các Hội nghị Trung ương, ở những buổi làm việc với
lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương, cũng
như ở nhiều bài viết quan trọng khác! Điều đó cho thấy đây là một nội
dung xuyên suốt trong cuộc đời đấu tranh hoạt động của Bác Hồ, là vấn đề
được Người thường xuyên quan tâm để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng
viên và nhân dân ta.
Ngày nay, Đảng ta xác định tham nhũng là
trong một quốc nạn. Đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của từng tổ chức,
của mỗi cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Đại hội X của Đảng vừa qua đã
khẳng định quyết tâm: Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người
tham nhũng, bất kể chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu
sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho
tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố
cáo tham nhũng để vu khống làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ.
Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực. Biểu dương và nhân rộng những gương cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư”. Điều đó thể hiện Đảng ta đã nhận thức và
đang quyết tâm thực hiện đúng những gì mà Bác Hồ kính yêu căn dặn, để
tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của mình, xứng đáng với niềm tin của
nhân dân.
Nguồn: Báo Lâm Đồng
dalat.gov.vnCần – Kiệm – Liêm – Chính
(TT&VH) -
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm
chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc
văn minh, tiến bộ”; Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ muốn cho xứng đáng
phải làm được việc. Muốn làm được việc, thì phải được dân tin dân phục
dân yêu. Muốn được dân tin dân phục dân yêu, cán bộ phải tự mình làm
đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch,
chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó mà muốn được lòng dân, thì
cũng như bắc dây leo trời”.
Cần: Tức là
siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng
siêng làm cỏ thì lúa tốt. Người siêng học tập thì mau tiến. Siêng nghĩ
ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng
năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng
năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh. Muốn
cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công
việc.
Bác Hồ trong ngày tết trồng cây
Cây gỗ bất kỳ to nhỏ đều có gốc và ngọn.
Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, nên làm sau. Nếu
không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên làm sau mà
đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công nhiều mà kết quả
ít. Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại phải đi
đôi với phân công để nhằm vào hai điểm: công việc (làm trước sau) và
nhân tài (năng lực ai vào việc nấy). Cần và chuyên phải đi đôi với nhau.
Cần là phải biết cách nuôi dưỡng, phân bổ cả tinh thần, vật chất và lực
lượng của mình một cách hợp lý để làm việc lâu dài.
Đêm 30 Tết năm 1957, Bác đến thăm ba đồng
chí cảnh vệ trực Phủ Chủ tịch và dạy anh em cách pha trà. Lượt nước đầu
tiên và thứ hai, Bác đều rót vào một chiếc ca to, đậy kín lại. Lượt
nước thứ ba, Bác rót ra 4 chén con để mọi người cùng uống. Tiếp những
lượt nước sau, Bác chuyển trà từ ca vào ấm rồi thêm nước sôi vào, nhờ
thế nước trà vẫn đậm đà. Cuối buổi, Bác mới nói: “Nghe nói mấy chú đầu
tháng “trung nông”, giữa tháng “bần nông”, cuối tháng “cố nông” như thế
là chi tiêu không kế hoạch. Nếu các chú chi tiêu theo lối pha trà của
Bác thì vừa đủ tiền tiêu, vừa khỏi phải trả nợ”.
Kiệm: Là tiết
kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi
đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, làm chừng
nào, xào chừng nấy như cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không
tăng thêm, không phát triển được. Thời giờ cũng phải được tiết kiệm như
của cải. Của cải hết còn có thể làm thêm nhưng khi thời giờ đã qua rồi,
không bao giờ kéo trở lại được. Biết tiết kiệm thời giờ của mình, lại
phải tiết kiệm thời giờ của người khác.
Thánh hiền có nói: Một tấc bóng là một
thước vàng. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì
một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc
ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lòng. Kết quả chữ cần kiệm to lớn như vậy cho nên
người yêu nước thì phải thi đua thực hành cần kiệm.
Tháng 4/1969, Bộ Chính trị họp bàn chuẩn
bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm sau. Bác đang mệt nặng nên vắng mặt. Sau đó
trên giường bệnh, nghe báo cáo lại cuộc họp, Người nói: “Các chú
nên bàn bạc cho kỹ. Còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết.
Bác không đồng ý đưa 19/5 làm ngày kỷ niệm lớn năm 1970. Hiện nay các
cháu học sinh sắp vào năm học mới, giấy mực tiền bạc dùng tuyên truyền
về ngày sinh của Bác thì các chú nên dùng để in sách giáo khoa và mua
dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Nhà sàn Bác Hồ
Liêm: Là trong
sạch, không tham lam. Liêm có nghĩa rộng hơn là trung với Tổ quốc, hiếu
với nhân dân. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được
vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền, tham địa vị, tham danh tiếng, tham
ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên
truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên.
Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to,
cấp thấp thì quyền nhỏ mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn
của đút, có dịp di công – dinh tư.
Vì vậy cán bộ phải thực hành chữ liêm
trước để làm kiểu mẫu cho dân. Quan tham vì dân dại. Nếu dân hiểu biết
không chịu đút lót thì quan dù không liêm cũng phải hóa ra liêm. Vì vậy
cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp
cán bộ thực hiện chữ liêm. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ
bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Cán bộ thi đua
thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tinh thần liêm khiết trong nhân dân.
Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại Mỹ năm
1965, nhân dân Hà Nội phải ăn cơm độn mỳ sợi, ngô, bột, bo bo. Bác yêu
cầu: “Các chú thổi cơm độn cho Bác. Nhân dân, cán bộ ta ăn độn bao nhiêu
phần trăm, cứ độn cho Bác từng ấy, giống như cán bộ với dân”, anh em
cấp dưỡng thương Bác quá bèn thưa rằng quy định các cụ già trên 70 tuổi
không phải ăn độn, nhưng Bác không đồng ý. Anh em bèn xay nhỏ ngô trộn
vào gọi là thì Bác vẫn nhắc lại rõ ràng: “50% cơ mà!”.
Chính: Tức là
không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Cần – kiệm – liêm là gốc rễ của chính.
Nhưng một cây có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn
toàn. Một người phải cần – kiệm – liêm nhưng còn phải chính mới hoàn
toàn. Trong xã hội, tuy có trăm công nghìn việc, song những công việc ấy
có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Bất kỳ ở tầng lớp nào,
giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động của một người trong xã
hội đều phải xác định cái đúng, cái tốt trong bản thân mình đối với mọi
người và đối với công việc. Bản thân luôn tự kiểm điểm, tự phê bình sửa
chữa khuyết điểm và hoan nghênh người khác phê bình mình.
Với mọi người phải chân thành khiêm tốn,
thật thà đoàn kết, chớ nịnh trên, xem thường dưới. Trong công việc phải
để việc công lên trên việc tư, việc nhà. Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải
có sáng kiến, kế hoạch, cẩn thận, quyết tâm làm cho thành công. Việc
thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.
Mới giữ cương vị một thời gian ngắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra nhận trách nhiệm trước quốc dân: “Chính
phủ do tôi đứng đầu chưa làm được việc gì đáng kể cho nhân dân. Có thể
nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta
còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác… Nhưng không, tôi phải nói thật: những
sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm là lỗi tại
tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm.
Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa
nó đi”.
Trong thư riêng gửi ông Vũ Đình Hòe, Bác viết: “Việc
ân xá, ân sám ở Thái Bình như thế là xong. Ông giám đốc N.V.H tỏ ra tận
tâm với chức vụ, thì Chính phủ nên khen. Nhưng trong việc ở Thái Bình
vừa rồi, ông ấy làm quá đáng, thì chúng ta phải phê bình giúp ông ấy sửa
chữa và tiến bộ. Không vì công mà quên tội. Đó là cách chí công vô tư,
để rèn luyện và cất nhắc cán bộ”.
Tại buổi họp của Hội đồng Chính phủ ngày 30/12/1967, Bác đã thẳng thắn góp ý: “Chính
phủ ta tuy đã cố gắng nhưng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trong khi người
công nhân, người nông dân, người chiến sĩ hy sinh làm tròn nhiệm vụ của
mình, còn chúng ta những người làm lãnh đạo có khi lại làm chưa hết
nhiệm vụ của mình. Tôi nói như vậy có đồng chí không thích, nhưng tôi
nói có sách mách có chứng cả. Chúng ta phải gương mẫu trong quản lý và
bảo vệ của công. Việc đoàn kết nội bộ trong các Bộ, các ngành chưa được
tốt. Lề lối làm việc của chúng ta cũng có nhiều điểm chưa tốt, có tình
trạng là nói mà không nghĩ, nghĩ mà không quyết, quyết rồi mà không làm…”.
Để quyết tâm xây dựng đất nước, hướng tới
một tương lai tươi sáng, phồn vinh trong thế kỷ mới, mỗi người cần phải
thấm nhuần lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Một hột gạo, một đồng tiền là
mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang
phí là một tội ác. Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được
liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay
tiền, do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen
chợ đỏ, thụt két, buôn lậu. Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có
cần, kiệm, liêm mới chính”.
Đỗ Hoàng Linh
thethaovanhoa.vnVề đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Trước
lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng,
và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Cả
cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn
những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận
đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và
độc đáo nhất.
Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức đó
không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó
không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người”. Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức
như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức
có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng
và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: “Một dân tộc,
một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”. Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, là văn
minh”, cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên,
hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với
dân. Trung với nước đó là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ
nước và xây dựng đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh”, vì hòa bình hợp tác và hữu nghị với tất cả các
dân tộc trên thế giới. Hiếu với dân đó không phải chỉ dừng lại ở chỗ
thương dân, mà là phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho dân, gần
dân, gắn bó với dân, kính trọng học tập dân, dựa vào dân và lấy dân làm
gốc.
Về cần, kiệm, liêm chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể
hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói và
làm, giữa suy nghĩ và hành động. Thể hiện cụ thể:
+ Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có
tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng
cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo
cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất
cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một
đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân
dân đối với Đảng.
+ Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của
của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô
trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. “Tiết kiệm là quốc sách”.
+ Liêm, là “luôn luôn tôn trọng của công, của dân”,
“liêm khiết trong mọi hoàn cảnh” không tham địa vị, không tham tiền tài;
không ham người tâng bốc mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của
công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc trái đạo đức, trái pháp
luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm.
+ Chính, là “người không tà, thẳng thắn, đứng đắn”
đối với mình, đối với người và đối với việc. “Việc thiện thì dù nhỏ mấy
cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. Người còn dạy: “Đối với
tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải thân ái giúp
đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải
tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải
cương quyết khôn khéo”.
Về chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình
nên đi sau”, “phải lo trước cho thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người còn
chỉ ra mối quan hệ: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư,
và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện
được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ
cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù
to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn
của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất
quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mặt quần chúng, không
phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn
nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước”. Luận điểm này
thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là nêu gương. Không gì
thiết thực hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức
bằng việc nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một
số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức,
lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh. Ở một số Chi, Đảng bộ thực hiện việc tự phê bình và phê
bình có lúc, có nơi chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc
bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn
việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý” chính vì vậy
một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong
sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là
do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy và do không thực thi nghiêm túc
chế độ tự phê bình và phê bình.
Nguyễn Hoàng Long
Học tập lối sống giản dị, khiêm tốn và tiết kiệm của Bác Hồ
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống giản dị, khiêm tốn và tiết kiệm.
Sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm ấy mãi mãi là tấm gương sáng cho các
thế hệ sau noi theo, nhất là trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí hiện nay.
Sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954),
Trung ương bố trí Bác ở và làm việc trong ngôi nhà cao tầng, đồ sộ, vốn
là nơi ở của viên toàn quyền Đông Dương. Bác không đồng ý và sau đó
chọn một căn phòng nhỏ trước đây là nơi ở của người thợ điện trong Phủ
toàn quyền, đồng thời bảo anh em phục vụ quét dọn ngôi nhà đồ sộ ấy làm
nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Chỉ một việc đó thôi, đã có bao
nhiêu điều đáng nói về vị Chủ tịch nước: Không ham lầu son gác tía, mà
gần gũi với nhân dân lao động, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em…
Thấy đôi dép cao su của Bác đã cũ, anh em
phục vụ đề nghị cho thay đôi dép mới nhưng Bác chưa đồng ý, vì thấy
dép vẫn còn dùng được. Có người mạnh dạn thưa với Bác là một đôi dép
chỉ có hai đồng rưỡi. Nhưng Bác giải thích: “Vấn đề không phải là hai
đồng rưỡi mà phải xem là đã cần thay dép mới chưa? Đôi dép của Bác còn
dùng được thì chưa nên thay!”. Nhiều lần đi thăm các địa phương, Bác
bảo anh em phục vụ chuẩn bị cơm mang theo, lúc nào thuận tiện thì dừng
lại ăn cơm. Theo Bác, xuống thăm các địa phương, cơ quan, đơn vị là để
nắm tình hình thực tế và góp ý, nhắc nhở về các công việc, chứ không
phải xuống dự tiệc tùng, gây tốn kém, Bác còn nói vui: “Để tỉnh chiêu
đãi thì họ cho mình ăn một nhưng sẽ hết cả con bò. Nếu Bác đến thăm 4
tỉnh như vậy kinh tế sẽ lạm phát”. Có tỉnh nọ mặc dù đã được báo
trước là Bác có mang cơm theo, nhưng vẫn sắm sửa cỗ bàn thịnh soạn.
Khi được mời Bác kiên quyết không ăn mà còn phê bình rất nghiêm khắc.
Thiết nghĩ, việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức Bác Hồ trong việc thực hành lối sống giản dị, khiêm tốn
và tiết kiệm cần phải triển khai sâu rộng trong xã hội. Những lời dạy,
những việc làm của Bác cần được ôn lại, soi lại và làm cho nó bừng
sáng trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Theo BCB
khcncaobang.gov.vnCần và kiệm
Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải
luôn luôn nhắc nhủ mình trước hết phải cần kiệm để xây dựng quê hương,
đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta phải “Cần, kiệm liêm,
chính” Trước hết là phải cần và kiệm.
Cần là cần cù chịu khó. Trên đời này, bất
cứ một người nào, bất cứ làm một việc gì – muốn tốt – trước hết phải
cần cù chịu khó. Bất cứ một người nào, bất cứ làm một việc gì – muốn tốt
cũng đều phải mất nhiều thời gian và công sức.
Người nông dân nhiều đời phải chân lấm
tay bùn, phải hai sương một nắng, phải dậy sớm thức khuya, phải đầu tắt
mặt tối mới mong có được những vụ lúa chín vàng. Thợ thuyền nhiều đời
phải cần mẫn tay búa, tay choòng, tay vô lăng, bánh lái mới mong có được
những mẻ quặng, mẻ dầu thô, những mẻ thép, xi-măng, những mẻ “vàng
đen”, những con đường, những cây cầu, những toà nhà làm đẹp cho quê
hương, làm giàu cho đất nước.
Không phải chỉ cần cù chịu khó, mà hơn
thế nữa, người lao động phải lao động hết mình, lao động sáng tạo, phải
vận dụng hết những kinh nghiệm và kỹ năng lao động của mình, đồng thời
phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào sản
xuất. Có như thế, lao động mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao,
chất lượng tốt.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Kiến tha lâu
cũng đầy tổ”, lại có câu “Năng nhặt chặt bị”. Cha ông ta đã truyền dặn
cho con cháu phải cần cù chịu khó. “Có công mài sắt” thì “có ngày nên
kim”. Cứ cần cù chịu khó ắt sẽ có ngày no ấm.
Sau ngày hoà bình thống nhất ở nước ta,
hết thời bao cấp chuyển sang thời kỳ cơ chế thị trường, nhiều công ty,
xí nghiệp, nhà máy phải giải thể. Vào những năm ấy, hàng vạn người lao
động phải nghỉ việc, về mất sức, về hưu non với những đồng lương hết sức
ít ỏi. Tìm được việc làm lúc ấy rất khó. Bởi thế, bóc lạc gia công cho
công ty ngoại thương dù chỉ là thời vụ, thu nhập không đáng là bao người
ta cũng cho là hết ý. “Thứ nhất đi Đức, thứ nhì đi Nga, thứ ba bóc
lạc”. Bóc lạc thôi, nhưng cứ có việc mà làm, cứ cần cù chịu khó thì cũng
tạm ổn.
Nhưng, cần cù chịu khó chưa đủ. Cần cù
chịu khó phải đi đôi với tiết kiệm, không được lãng phí. Trước hết là
tiết kiệm của cải vật chất trong kinh doanh, sản xuất. Đối với các đơn
vị quốc doanh, ngoài quốc doanh và gia đình phải có kế hoạch và thực
hiện tốt các kế hoạch về lao động, về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật,
nhà xưởng, về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, kế hoạch sản xuất, bảo
quản, vận chuyển một cách hợp lý. Phải bảo đảm tránh được ít nhất tình
trạng kém phẩm chất, rơi vãi, thất thoát tiền vốn và nguyên, nhiên, vật
liệu trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh sản xuất.
Tiết kiệm của cải vật chất trong tiêu
dùng là ăn, mặc, ở, đi lại, chơi bời giải trí như thế nào cho phù hợp
với hoàn cảnh, với điều kiện kinh tế của đất nước mình, đơn vị mình, gia
đình mình. Đó chính là tiết kiệm của cải vật chất cho gia đình mình,
đơn vị mình, cho quê hương đất nước.Đất đai cũng là một dạng của cải vật
chất đặc biệt. Bỏ phí đất đai chính là lãng phí của cải vật chất. Các
cụ xưa đã dạy: “Tấc đất tấc vàng” và nhắc nhở con cháu: “Ai ơi chớ bỏ
ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn đồng
bào và chiến sỹ ta phải “ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”.
Tăng gia sản xuất trước hết là cấy lúa, trồng khoai, là quảng canh,
chuyên canh, thâm canh, xen canh gối vụ, tăng năng suất. Nhiều địa
phương ở nước ta hiện nay đang thực hiện “dồn điền đổi thửa”, “chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, áp dụng những thành tựu mới về khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp, xây dựng nhiều cánh đồng 50 triệu
đồng/héc-ta/năm. Đó chính là tiết kiệm đất đai, phát huy tiềm năng cao
nhất của đất nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
nông nghiệp nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dạy đồng bào và
chiến sĩ ta phải “trồng cây gây rừng”. Vâng theo lời Người, trẻ, già,
trai, gái, các ngành, các cấp, cả nước thi đua trồng cây gây rừng, trồng
cây phủ xanh đồi trọc, trồng cây lấn biển, trồng cây làm “lá phổi xanh”
cho thành phố.
Đất đai không chỉ là của cải vật chất đặc
biệt để tăng gia sản xuất. Đất đai còn là của cải vật chất khi trở
thành nguyên liệu sản xuất nữa. Từ đất, con người đã làm ra gạch ngói,
gốm sứ và nhiều vật liệu xây dựng, mặt hàng mỹ nghệ cao cấp khác.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, đất đai còn là nơi để xây dựng những khu công nghiệp lớn,
những công trình lớn phục vụ quốc kế dân sinh cho đất nước.
Đáng buồn thay, trong quá trình đô thị
hoá đất nước hiện nay, do việc lập kế hoạch và thực thi xây dựng các
công trình không đồng bộ đã để nhiều héc-ta, nhiều trăm héc-ta đất bị
hoang hoá hàng năm, hàng vài ba bốn năm. Hoặc do không có kế hoạch và
biện pháp xử lý nước thải và rác đồng bộ đã dẫn đến nhiều cánh đồng,
nhiều vùng đất bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đời sống của
nhân dân, ảnh hưởng xấu đến các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận. Tình
trạng ấy chính là biểu hiện của sự lãng phí đất đai – tài sản vật chất
đặc biệt của quốc gia, của đất nước.
Thời gian cũng là một loại của cải vật
chất đặc biệt. Tiết kiệm thời gian chính là làm sao để cho thời gian
sống và làm việc của mỗi một con người chúng ta ngày càng có ý nghĩa
hơn. Trước hết là làm sao trong mỗi đơn vị thời gian của người lao động
có số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Làm sao trong mỗi đơn vị thời gian của một phường, một xã, một cơ quan,
doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… có ngày càng nhiều
người tốt, việc tốt, việc thiện, nét đẹp văn hoá.
Tổ chức nào bè phái, mất đoàn kết, họp
hành kéo dài, đề ra và bàn những việc không thiết thực, phải họp hành
kéo dài nhưng kết quả lại ít, đó chính là lãng phí thời gian, lãng phí
của cải vật chất.
Những con người lười biếng, không chịu
học tập, tu dưỡng, rèn luyện, không chịu lao động cống hiến hết mình cho
gia đình, cho xã hội, chỉ tìm cách ăn chơi đua đòi, hưởng thụ, lao vào
những trò chơi không lành mạnh vô bổ, thậm chí lao vào những “trò chơi
giết người” như chích hút ma tuý, sa vào các quán đèn mờ mại dâm,
HIV/AIDS, động lắc… Những con người ấy đã lãng phí thời gian của mình,
đánh mất tuổi xuân của mình.
Tục ngữ có câu “Miệng ăn núi lở”. Đúng là
vậy. Dù con người ta ăn rất ít, mỗi bữa bất quá là ba bốn bát cơm, một
khúc cá kho, một vài quả cà… thậm chí chỉ bát cháo cầm hơi… Nhưng bữa
nào cũng phải ăn, ngày nào cũng phải ăn, năm nào cũng phải ăn. Sáu mươi,
bảy mươi, tám mươi, chín mươi xuân đằng đẵng phải ăn… Cho nên, nếu con
người không làm mà chỉ ăn thì quả thật “núi cũng phải lở”.
Các cụ xưa lại có câu “Tay làm hàm nhai,
tay quai miệng trễ”. Có làm mới có ăn. Có cống hiến mới có hưởng thụ.
Huống chi là không làm! Huống chi là “ăn tàn, phá hại”.
Của cải vật chất ở trên đời này không
phải bỗng dưng mà có. Lại càng không phải là vô tận. Vì thế mỗi một con
người sống trên cõi đời này phải lao động, lao động và lao động cật lực,
lao động hết mình, lao động đến “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới mong có
được của cải vật chất. Có được của cải vật chất cho ngày hôm nay rồi
nhưng phải nghĩ đến của cải cho ngày mai, cho những ngày yếu đau hoạn
nạn, cho những người láng giềng và cộng đồng khi họ gặp bất hạnh mà mình
cần chia sẻ. Rồi phải nghĩ cho bố mẹ già, cho con, cho cháu, cho chắt
nữa… Bởi thế con người phải lo của cải vật chất cho hôm nay, còn phải lo
“của để dành” nữa.
Vì thế, lao động hết mình vẫn chưa đủ. Còn phải tiết kiệm, không bao giờ được hoang phí.
Tuy nhiên, những năm qua, ở đâu đó trên
khắp cả nước, vẫn còn tình trạng những cỗ máy, dàn máy bị bỏ chơ vơ mưa
nắng giữa trời, nhiều công trình, nhiều cây cầu, nhiều toà nhà xây dựng
dang dở, giơ gọng sắt lên trời nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều
năm không ai ngó ngàng tới, nhiều công trình bị “rút ruột” hoặc vì thiếu
trách nhiệm dẫn đến chết yểu… Tất cả tình trạng đó là lãng phí, gây tổn
hại hàng tỷ đồng, nhiều tỷ đồng cho Nhà nước, tổn hại bao nhiêu sức
người, sức của của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về
đức tính cần kiệm. Vâng lời Người, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân
phải luôn luôn nhắc nhủ mình trước hết phải cần kiệm để xây dựng quê
hương, đất nước.
Theo PHẠM MINH GIANG
Báo Hải Dương online
Huyền Trang (st)
bqllang.gov.vnBáo Hải Dương online
Huyền Trang (st)
Lối sống giản dị, tiết kiệm đạo đức truyền thống của dân tộc ta
Một
trong những đức tính hình thành nên nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là lối sống giản dị, tiết kiệm. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng nhận xét về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ: Bác tiết kiệm vì Bác
không nỡ phụ người, không đành phụ của. Bác tiết kiệm không phải chỉ vì
lý do kinh tế, mà chính bởi tại lòng Nhân!
Trong bài “Tư cách một người cách mệnh”,
bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ
của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ chức tại Quảng Châu
(Trung Quốc) năm 1927, đức tính đầu tiên Người nêu lên là “Tự mình phải:
Cần kiệm” (1). Trong bài “Thế nào là kiệm” đăng Báo Cứu quốc số ra ngày
31-5-1949, Người cho rằng kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang
phí, không bừa bãi” và “người yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết
kiệm” .
Ngày 2-9-1947, trên báo Sự Thật, Bác
viết: “Một hạt gạo, một đồng tiền, tức là mồ hôi nước mắt của đồng bào.
Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác!”(2). Bác phân
tích: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết,
trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó
mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen, chợ đỏ,
thụt két, buôn lậu”(3). Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãng phí
không những tiêu tốn tiền của, mồ hôi nước mắt của nhân dân, mà nguy
hiểm hơn, từ hoang phí xa xỉ sẽ dẫn đến tham ô, nhũng nhiễu, mất tư
cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Bác nói: “…Muốn được dân tin,
dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là
phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành 4
điều đó, mà muốn được lòng dân thì cũng như bắc dây leo trời!”(4).
Một lần nói chuyện với các giám đốc và
chủ tịch các uỷ ban nhân dân, Bác nói: “Phải biết tiết kiệm những đồng
tiền kiếm được, cũng như các vật liệu và đồ dùng trong các cơ quan. Rút
bớt hết những việc gì không cần thiết, chớ hao phí giấy má, tiền bạc và
các thứ của công. Hao phí những thứ đó tức là hao phí mồ hôi nước mắt
của dân nghèo. Chớ tưởng tiết kiệm những thứ cỏn con như mẩu giấy, ngòi
bút là không có ảnh hưởng. Một người tiết kiệm như thế, trăm người như
thế, vạn người như thế, công quỹ bớt được một số tiền đáng kể lấy ở mồ
hôi, nước mắt dân nghèo mà ra…”(5).
Theo Bác thì kiệm không chỉ có nghĩa là
không hoang phí, không xa xỉ, mà còn phải biết tổ chức, quản lý, tiết
kiệm thời gian. “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài
thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích
cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”(6).
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những quan tâm
giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân ta thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, mà chính Người là một tấm gương ngời sáng về lối sống giản dị,
tiết kiệm. Trong kháng chiến chống Pháp, ở Việt Bắc có lần Bác đi công
tác về muộn, thấy Bác mệt, đồng chí bảo vệ nói với một cán bộ văn
phòng: “Bác mệt, không ăn cơm được, cô nấu cho Bác một bát cháo”. Đang
nằm nghỉ, Bác liền nhỏm dậy bảo: “Cô nấu cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa
chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa”. Từ giữa tháng
8 năm 1969, sức khỏe của Bác yếu dần. Có hôm, Người gượng ngồi dậy, ăn
vài củ khoai tây hầm. Tay run, củ khoai rớt xuống mặt bàn, Bác nhặt lên,
lấy khăn định lau sạch để ăn; nhưng bác sĩ ngăn lại. Người nói: “Ngoài
kia dông bão ngập trời, củ khoai do người nông dân một nắng hai sương
làm ra mà vẫn không đủ ăn, sao ta nỡ bỏ đi ?”.
Bác thường tận dụng mặt sau bản tin Thông
tấn xã Việt Nam để viết nháp, mặc bộ bà ba nhuộm màu nâu, đi đôi dép
cao su đã mòn vẹt đế. Thấy quần áo Bác mặc hơi cũ, anh em phục vụ mang
bộ mới thay vào, Bác thường không bằng lòng. Cổ áo bị sờn rách, mọi
người đề nghị thay áo khác, Bác nói: “Cả cái áo chỉ sờn ở cổ mà vứt đi
thì không được, chú chịu khó lộn ra ngoài, may lại vẫn lành như mới”. Có
lần một đồng chí lãnh đạo thưa thật với Bác rằng Bác là Chủ tịch nước,
Bác mặc áo sờn rách như thế thì không phù hợp. Bác nói: “Này chú! Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng
bỏ cái phúc ấy đi !”
Một lần, thấy lớp nhựa ở vòng tay lái
chiếc ô tô đã cũ toả ra mùi khó chịu, đồng chí lái xe lấy nước hoa vẩy
vào trong xe. Khi lên ô tô, thấy mùi nước hoa Bác tỏ vẻ không vui. Bác
bảo: Không phải Bác không thích nước hoa. Nhưng nhân dân mình còn nghèo,
vị chủ tịch của những người nghèo khổ dùng nước hoa sao đành!
Những ứng xử nhân bản trong cuộc sống
hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đức tính cao đẹp của Người,
kết tinh truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong tiến trình hướng tới
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, những lời
dạy của Bác về thực hành tiết kiệm vẫn mang tính thời sự nóng hổi. Học
tập và làm theo lối sống giản dị, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
xây dựng và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc đồng thời là đòi
hỏi thiết thực, cụ thể thường xuyên đối với mọi cán bộ, đảng viên.
Hồng Minh
1- Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, 2002, tập 2, tr.260.
2,3,4-: Sđd, tập 5, tr.208-209.
5- Báo Cứu quốc số 146, ngày 19-1-1946.
6- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.189.
2,3,4-: Sđd, tập 5, tr.208-209.
5- Báo Cứu quốc số 146, ngày 19-1-1946.
6- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.189.
Hiểu thêm về bài viết “Cần – kiệm – liêm – chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm minh
những đức tính cần kiệm liêm chính. Người xem đây là nguyên tắc, là
phẩm chất cơ bản có liên quan mật thiết với các nhiệm vụ và công tác
hoạt động cách mạng khác nhau và thiếu chúng thì khó dẫn đến thành công
một cách trọn vẹn, triệt để.
Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính”
đăng trên báo Cứu Quốc số ngày 30-5, 31-5, 1-6 và 2-6 năm 1949, ngay ở
phần mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết những vấn đề trên trong
tương quan với các quy luật của tự nhiên và xã hội bằng 6 câu thơ như
sau:
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông,
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông,
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cao 4 đức tính trên như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống
và hoạt động xã hội. Nếu là người tham gia hoạt động cách mạng trực
tiếp, 4 đức tính ấy lại càng phải quán triệt và hành động triệt để hơn,
có hiệu quả hơn, nghiêm minh hơn.
Nội dung của 4 đức tính trên thật giản
dị, dễ hiểu, dễ thuộc. Theo Bác, Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố
gắng, bền bỉ trong công việc cụ thể của mình. Cần phải gắn với kế hoạch,
nếu không thì mọi việc sẽ rối tung, kém hiệu quả. Cần phải đi với
chuyên, cần cù mà dốt nát thì hiệu quả thấp, có khi trở thành phá hoại.
Điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhận thức và thực tiễn. Về nội
dung chữ Kiệm, Bác viết: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang
phí, bừa bãi. Lãng phí là kẻ thù của tiết kiệm. Hiện tại, không ít người
lãng phí và lợi dụng của công để làm việc riêng, thiếu tinh thần chí
công vô tư. Đó là điều đáng trách, nếu không muốn nói là nhỏ nhen, tầm
thường, dẫn đến tham ô, lãng phí. Liêm, theo Bác, đó là trong sạch,
không tham lam. Chữ Liêm, theo Bác, còn phải hiểu theo nghĩa rộng là
trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Có như thế, thì không bao giờ vụ
lợi. Tất cả vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Chữ Liêm theo tinh thần,
đạo đức của người cách mạng cao cả là thế!
Nội dung của Chính, theo Bác là “không
tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn,
tức là tà”. Hiểu rộng ra là phải làm theo chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước; không làm sai, không vì lợi ích cá nhân để
ngày càng phát huy điều chính, giảm và tiêu diệt điều tà.
Quan niệm về nội dung của cần, kiệm,
liêm, chính của Bác Hồ thật rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, có giá trị lớn
trong việc vận dụng vào học tập, rèn luyện một cách sáng tạo, cụ thể của
từng người, từng cơ quan, đoàn thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Những nội dung trên đã thành phẩm chất cơ bản trong tư tưởng và đạo đức
Hồ Chí Minh. Bác luôn xem 4 đức tính trên là “chính sách lớn, đạo đức
lớn”. Từng cá nhân, cơ quan, tập thể, từng ngành nghề căn cứ vào từng
nhiệm vụ, từng giai đoạn, từng yêu cầu mà phải hiểu đúng và có sáng tạo 4
đức tính ấy một cách linh hoạt, đa dạng, tránh cứng nhắc. Bác thường
nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm
sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một
yêu cầu sinh tử của Bác là kiệm phải đi liền với cần “như hai chân của
con người”. Cần không phải chỉ thuần tuý là cần cù làm việc mà quan
trọng hơn là phải có chất lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Cả cuộc
đời của Bác Hồ là tấm gương sáng cho những đức tính cao đẹp nói trên.
Mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ và hiệu quả công việc cách mạng của Bác là
một bài học cụ thể, sinh động của 4 đức tính cần, kiệm, liêm, chính mà
không giấy mực nào ghi lại hết được.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra
sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, chúng
ta phải hiểu bản chất và nội dung cụ thể của cuộc vận động lớn này. Nếu
không, dễ rơi vào hình thức chủ nghĩa, phản tác dụng. Mà muốn hiểu và
làm đúng, thì chỉ soi vào từng ý kiến, từng bài viết và từng việc làm
của Bác sẽ liên hệ thấy rõ mình làm đến đâu, hiểu đến mức nào và làm
sai, vi phạm đến mức nào. Có như thế, cuộc vận động mới đi vào chiều
sâu, đúng bản chất. Những hiện tượng tiêu cực, sai phạm của các cơ quan,
cá nhân mà hàng ngày báo chí nêu là có thật, là tiếng chuông báo động
về tình trạng xuống cấp đạo đức, có nguy cơ suy đồi, băng hoại về nhân
cách trong xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta nhận thấy và dự cảm được
điều này nên đã kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp, chính sách lớn
trong việc chống tham ô, lãng phí, chống tiêu cực – đặc biệt là trong
cán bộ có chức, có quyền. Đó là động thái đúng đắn và tích cực nhằm
thanh lọc và giáo dục, xử phạt nghiêm minh để đưa xã hội tiến lên, đem
lại lòng tin cho mọi người đối với một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân
chủ và văn minh. Muốn vậy, phải hướng vào những mục tiêu vừa diện, vừa
điểm; vừa trước mắt, vừa lâu dài; vừa vĩ mô, vừa vi mô… mới mong đạt
được hiệu quả thiết thực và triệt để. Trong muôn vàn bài học đạo đức của
Hồ Chí Minh, bài học về cần, kiệm, liêm, chính có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân
dân ta hiện nay.
Để kết luận cho bài viết sơ lược này, xin
dẫn ý kiến của một sử gia người Mỹ – bà Stenson – nhận định về Hồ Chí
Minh: “Một số đông người đã bị tha hoá chạy theo đời sống vật chất, bất
chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống
thì nhân loại lại tìm về tấm gương sáng ngời nhân cách Hồ Chí Minh – một
tấm gương cho mọi thế hệ tiếp theo”. Đó chính là nền tảng, là đạo đức
thuộc về thì quá khứ, hiện tại và tương lai – Đạo đức Hồ Chí Minh./.
Hồ Thế Hà
Vài nét về bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thực hành về tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”
Tại
kỳ họp thứ II, Quốc hội khoá XII khai mạc ngày 22.10.2007 Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội năm
2007 và nhiệm vụ năm 2008, nội dung phần 7 của Báo cáo là “Đẩy mạnh cải
cách hành chính, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí”. Thiết nghĩ, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu” nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết kiệm năm 1952, là một
tài liệu tham khảo quan trọng và có ý nghĩa to lớn và vẫn mang tính
thời sự.
Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
gồm 14 trang, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
III, (Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 1351), do Người tự đánh máy trên nền
giấy khổ 20cm x 26cm và có bút tích sửa chữa.
Bài nói chuyện chia thành 3 phần rõ rệt:
Phần đầu với gần 3
trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “tiết kiệm”. Sau khi định nghĩa “Tiết
kiệm là gì?”, “Vì sao phải tiết kiệm?”. Người chỉ rõ rằng “Tiết kiệm để
tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”.
“Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động”, “chúng ta phải tiết kiệm thời
giờ”, “chúng ta phải tiết kiệm tiền của”, “chúng ta phải tìm cách tổ
chức sắp đặt cho hợp lý, để một người có thể làm việc như hai người, một
ngày có thể làm việc của hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng”.
Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm… ai cũng có thể
và cũng nên tiết kiệm”.
Phần hai của bài nói
chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về những biểu hiện của nạn tham ô, lãng
phí, bệnh quan liêu, mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời, Người chỉ rõ
rằng phải chống nạn tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu.
Người ví nạn tham ô, lãng phí và bệnh
quan liêu giống như một loại cỏ: “Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch.
Nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ
át đi”. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cũng
phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và
bệnh quan liêu”.
Người nêu những biểu hiện của bệnh tham
ô, là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ
đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng… khai
gian lậu thuế”, biểu hiện của lãng phí, như “lãng phí sức lao dộng”,
“lãng phí thời giờ”, “lãng phí tiền của”.
Người nói tiếp “có nạn tham ô, lãng phí
là vì bệnh quan liêu”, “bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho
nạn tham ô lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì
trước phải tẩy cho sạch bệnh quan liêu”.
Người kết luận “Tham ô, lãng phí và bệnh
quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Không
chỉ thế, nó còn là “Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang
súng, mà nó nằm trong các tổ chức của chúng ta, để làm hỏng công việc
của ta”. Người nói, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay
không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”. Người coi
“chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như
việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng, chính trị”.
Bằng sự phân tích, chứng minh, và với lối
nói giản dị, dễ hiểu, lôi cuốn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những
biểu hiện của tư tưởng không lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân và
cán bộ, đồng thời Người cũng đã vạch ra cách tổ chức đấu tranh với những
tư tưởng đó. Theo Người có 3 bước để đấu tranh: bước 1, đánh thông tư
tưởng; bước 2, chia thành nhiều tổ để nghiên cứu những tài liệu như lời
dạy của Lênin, Staline, Mao Trạch Đông về tiết kiệm và chống tham ô,
lãng phí, quan liêu… Bước thứ 3 là tiến hành kiểm thảo để giải quyết các
vấn đề, giải thích các thắc mắc, sửa chữa những khuyết điểm trong phong
trào kiểm thảo.
Người nói, “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ, nghĩa là:
- Ai kiểm thảo đúng những người khác, sẽ được khen thưởng,
- Ai có lỗi mà thật thà tự kiểm thảo thì
lỗi nhẹ sẽ được tha thứ, lỗi nặng sẽ được xử nhẹ hoặc lấy công chuộc tội
(Trừ những tội lỗi đặc biệt nặng).
- Ai có lỗi mà không thật thà nói ra, sẽ bị kỷ luật
- Ai ngăn cản đe dọa những người không kiểm thảo mình, sẽ bị kỷ luật”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh một
cách biện chứng: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu “là cách mạng”… “là
dân chủ”. Người đề ra nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia
phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. Người khẳng định, “tham
ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng… Người gọi đó là
“giặc nội xâm”.
Phần ba của bài nói
chuyện gồm 6 trang, Người lược dịch những bài nói về tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí và chống bệnh quan liêu của Lênin, Staline, Mao Trạch
Đông để mọi người nghiên cứu.
Bài nói chuyện không chỉ có ý nghĩa trong
thời điểm lịch sử lúc bấy giờ mà còn có giá trị to lớn đối vối hôm nay,
khi cuộc vân động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
đang phát triển mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là cán
bộ công nhân viên chức cả nước.
Lê Thị Lý
Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III
archives.gov.vnTrung tâm Lưu trữ Quốc Gia III
Bác tiết kiệm chính bởi tại lòng nhân
“Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính…”.
Năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”,
phần mở đầu nói về tư cách của người cách mạng, Bác Hồ viết: “Tự mình
phải cần, kiệm”. Cần, kiệm theo Bác phải là đức tính đầu tiên, tư cách
đầu tiên của người cách mạng.
Ngày 3-9-1945, một ngày sau khi đọc Tuyên
ngôn Độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách. Sau nhiệm vụ chống giặc đói, giặc
dốt, chuẩn bị Tổng tuyển cử, nhiệm vụ thứ tư Bác Hồ nói: “Chế độ thực
dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn
để hòng hủ hoá dân tộc ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo,
tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải
giáo dục lại nhân dân ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc ta trở nên một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước
Việt Nam độc lập.
Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện “cần kiệm liêm chính”.
Ngày 2-9-1947, trên báo Sự Thật, Bác
viết: “Một hạt gạo, một đồng tiền, tức là mồ hôi nước mắt của đồng bào.
Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác!”. Bác phân
tích: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết,
trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó
mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen, chợ đỏ,
thụt két, buôn lậu.
Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm.
Có cần, kiệm, liêm mới chính…”. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãng
phí không phải chỉ là tiêu tốn tiền của, mồ hôi nước mắt của nhân dân,
mà nguy hiểm hơn, từ hoang phí xa xỉ sẽ dẫn đến tham ô, nhũng nhiễu, mất
tư cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên.
Bác chỉ rõ, nhiều cán bộ đã thực hiện đúng cần, kiệm, liêm, chính, “Nhưng còn một số… ăn uống xa xỉ. Thậm chí cờ bạc, rượn chè. Họ còn “các quan” lắm!”.
Bác chỉ rõ, nhiều cán bộ đã thực hiện đúng cần, kiệm, liêm, chính, “Nhưng còn một số… ăn uống xa xỉ. Thậm chí cờ bạc, rượn chè. Họ còn “các quan” lắm!”.
Bác nói: “…Muốn được dân tin, dân phục,
dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng
năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành 4 điều đó,
mà muốn được lòng dân thì cũng như bắc giây leo trời!”.
Một lần nói chuyện với các giám đốc và
chủ tịch các uỷ ban nhân dân, Bác nói: “Phải biết tiết kiệm những đồng
tiền kiếm được, cũng như các vật liệu và đồ dùng trong các cơ quan. Rút
bớt hết những việc gì không cần thiết, chớ hao phí giấy má, tiền bạc và
các thứ của công. Hao phí những thứ đó tức là hao phí mồ hôi nước mắt
của dân nghèo. Chớ tưởng tiết kiệm những thứ cỏn con như mẩu giấy, ngòi
bút là không có ảnh hưởng. Một người tiết kiệm như thế, trăm người như
thế, vạn người như thế, công quỹ bớt được một số tiền đáng kể lấy ở mồ
hôi, nước mắt dân nghèo mà ra…”.
Thật là cảm động khi trong một đoạn ngắn nói về tiết kiệm này, Bác đã hai lần nhắc đến mồ hôi, nước mắt của dân nghèo!
Bác Hồ rất nhiều lần nhắc đến phải tiết
kiệm thời giờ: “Một phút của hàng triệu người cộng lại thành rất nhiều
ngày và làm được rất nhiều công việc… Chúng ta thường than phiền không
đủ thời giờ để làm việc và học tập. Đó là vì chưa biết quý trọng thời
giờ, sắp đặt thời giờ cho hợp lý, còn lãng phí nhiều thời giờ. Muốn tiết
kiệm thời giờ, thì mọi công việc đều phải chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ…”.
Thực ra, tiết kiệm không phải là vấn đề
mới. Ông cha ta tự bao đời đã truyền dạy con cháu: Làm dưng ăn hoang, mỏ
vàng cũng cạn. Cũng không phải chỉ vì nước ta nghèo mới cần tiết kiệm,
mà loài người từ lâu cũng đã tìm thấy bài học ấy trong cuộc sống của
mình. Biết bao câu danh ngôn đã được truyền tụng: Nếu bạn muốn giàu có,
thì chẳng những phải học cách làm ra tiền, mà còn phải biết cách sử dụng
đồng tiền. Lười nhác và hoang phí, đó là hai cái vực thẳm!.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ
dạy cán bộ, đảng viên và nhân dân ta thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, mà chính Bác còn là một tấm gương lớn về lối sống giản dị, tiết
kiệm. Giữa Thủ đô Hà Nội phồn hoa, Bác vẫn tiết kiệm từng mẩu xà phòng,
chiếc áo cũ, viết báo bằng mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam, đi
chiếc xe ô tô đã cũ. Khi ăn không để rơi một hạt cơm!
Một lần, thấy lớp nhựa ở vòng tay lái
chiếc ô tô đã cũ toả ra mùi khó chịu, đồng chí lái xe lấy nước hoa vẩy
vào trong xe. Khi lên ô tô, thấy mùi nước hoa Bác tỏ vẻ không vui. Bác
bảo: Không phải Bác không thích nước hoa. Nhưng nhân dân mình còn nghèo,
vị chủ tịch của những người nghèo khổ dùng nước hoa sao đành!
Theo Bác, tiết kiệm khác keo kiệt, bủn
xỉn. Trong bài “Cần, kiệm, liêm, chính” Bác đã viết: “Tiết kiệm không
phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên
tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì
dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là
kiệm”.
Ngược lại với tiết kiệm là hoang phí, xa xỉ.
Ngược lại với tiết kiệm là hoang phí, xa xỉ.
Với Bác, xa xỉ là hao phí thời giờ, hao
phí vật liệu, ăn không ngồi rồi, ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn
nghèo khổ. Và Bác nhấn mạnh: “Vì vậy, xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với
đồng bào”.
Theo Bác thì kiệm không chỉ có nghĩa là không hoang phí, không xa xỉ, mà còn phải biết tổ chức, quản lý:
“Tiết kiệm nghĩa là:
Một giờ làm xong công việc của hai, ba giờ.
Một người làm việc bằng hai, ba người.
Một đồng dùng bằng giá trị hai, ba đồng.
Cho nên, muốn tiết kiệm có kết quả tốt thì phải khéo tổ chức… Không biết tổ chức là không biết tiết kiệm”.
Một giờ làm xong công việc của hai, ba giờ.
Một người làm việc bằng hai, ba người.
Một đồng dùng bằng giá trị hai, ba đồng.
Cho nên, muốn tiết kiệm có kết quả tốt thì phải khéo tổ chức… Không biết tổ chức là không biết tiết kiệm”.
Cụm từ “tiết kiệm là một quốc sách” đã
được nêu lên không ít lần trong diễn đàn Quốc hội, được ghi trong các
văn bản của Đảng, Nhà nước, nhưng chúng ta không khỏi đau lòng khi thấy
còn nhiều cán bộ, đảng viên sống xa hoa, lãng phí, cách quá xa đời sống
của nhân dân. Hàng trăm triệu đồng cho một bữa tiệc, hàng tỷ đồng cho
một lễ kỷ niệm và khá nhiều những chiếc xe con sang trọng, quá mức cần
thiết, không đúng quy định.
Những công sở xây quá lớn với thừa thãi
tiện nghi, trong khi trẻ em còn thiếu trường học, bệnh viện vẫn hai ba
người một giường… Chưa nói đến sự lãng phí tiền của, mà hãy nói đến
những phương tiện sống xa hoa ấy đã chứng tỏ nhiều cán bộ xa rời quần
chúng nhân dân. Đã có những cán bộ vì lối sống xa hoa, lãng phí mà dẫn
đến tham nhũng, hối lộ, lập quỹ đen… làm tổn hại đến niềm tin của nhân
dân với Đảng.
Một lần gặp gỡ cán bộ quân đội, Bác nói:
“Bọn phong kiến xưa cũng nêu ra cần kiệm liêm chính, nhưng không bao giờ
làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng.
Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương
cho nhân dân noi theo để lợi cho nước, cho dân”.
Trước đây, Nhà nước ta cũng đã đề ra Pháp
lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nay lại được nâng lên thành
Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Song vấn đề quan trọng là phải
thực thi luật đó. Đã có không ít những cán bộ chỉ kêu gọi người ta tiết
kiệm, còn mình thì không gương mẫu thực hiện. Trình độ dân trí ngày
càng cao, nhân dân phân biệt rất rõ những người chỉ nói suông, nói một
đàng làm một nẻo và trong mắt của nhân dân những người đó đã trở thành
“những ông quan cách mạng”. Nói đúng và gương mẫu làm đúng những điều
mình nói, chính là đạo đức cách mạng. Trong vấn đề thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, nếu cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thì làm sao có
thể vận động đông đảo nhân dân thực hiện tốt được. Mọi công việc đều
thế, việc vận động tiết kiệm, chống lãng phí càng phải thế.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Bác
rất tiết kiệm vì nước ta còn nghèo. Nhưng tôi nghĩ, hai mươi năm sau,
khi nước ta đã giàu lên rồi và Bác còn ở với chúng ta, tôi dám chắc rằng
Bác vẫn tiết kiệm như bây giờ. Theo tôi hiểu, Bác tiết kiệm vì Bác
không nỡ phụ người, không đành phụ của. Bác tiết kiệm không phải chỉ vì
lý do kinh tế, mà chính bởi tại lòng Nhân!.
Sống giản dị, tiết kiệm là lối sống của
Bác, là đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Nhà báo Mỹ Đa-vít Han-bớt A-ten
đã viết: Đó là sức mạnh của ông Hồ, vì ông là một người Việt Nam của
quần chúng. Địa vị càng cao ông càng giản dị, trong sáng hơn. Hình như
ông luôn giữ được những giá trị vĩnh viễn của người Việt Nam!
Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
cpv.org.vnTấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề
quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người: “Trời có bốn
mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người
có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành
người”.
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc
lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc
bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện.
Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói
xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải
làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao
động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được
những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần
nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”.
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn
đề này. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu
tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên
trong tư cách một người cách mệnh chính là: Cần kiệm. Sau này là các
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng”
(12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm
liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”… Trước lúc đi xa, trong bản Di
chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta
là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…” và “Sau
khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí
thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu
và dễ làm theo. CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và
nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được. Người chỉ ra
cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch,
dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và
tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người,
như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao. Cần phải đi
đôi với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là
xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc
lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của
rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của
một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như
một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy,
không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát
triển được.
Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của
cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được,
còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời
gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần
nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người
khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”. Khi không nên tiêu xài
thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi
cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu,
là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm”.
Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết
với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần
thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc
đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v… Phải biết cách tổ
chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”;
“không tham địa vị”. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không
ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ
hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
Liêm phải đi đôi với kiệm, bởi có kiệm
mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm
đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị
gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu
về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Và
như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính.
CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”. Một người phải
cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối
với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến
bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người,
phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh
người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà.
Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ
“việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí
công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “…Cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to
hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn
của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một
bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng
đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành
động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức. Lời nói phải đi đôi với việc
làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng
ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì
không được. Nếu nói răng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại
lười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao,
không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút
tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng… thì sẽ không hiệu
quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ
không thể khuất phục”.
Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính
mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được
nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong
những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã
được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Trong đạo đức thì việc nêu
gương là vô cùng cần thiết, vì “…Một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư
cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói
đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước,
thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập
và noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời
nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh
hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản
dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã
được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo
Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi vá
lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí
lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái
phúc ấy đi”.
Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki
sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác
không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên
báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham
khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm
đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác
không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao
đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho
các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc
quân y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện
(nhà 54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà,
đôi khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo
trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà
và tốn kém tiền của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị
thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác chỉ ở trong ngôi
nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở ngôi
nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang
trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong
việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm
tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít
người kiêm nhiều việc. Cách mạng tháng Tám thành công, trở về Thủ đô,
các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công
tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về
thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng
hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người
và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là
tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán
bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong
xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu
trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số
không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền
vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ,
lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền… ngày càng nhiều. Các
vụ án PMU18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay
vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v… cho thấy đó là những cán bộ, đảng
viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống.
Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu
cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền.
Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí M
___________________1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5; tr631
2. Sdd, t.4, tr.8-9
3. Sdd, t.5, tr.637
4. Sdd, t.5, tr.252
5. Sdd, t.5, tr.642
6. Sdd, t.5, tr.641
7. Sdd, t.5, tr.645
8. Sdd, t.5, tr.641
9. Sdd, t.1, tr.263
10. Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn H, 2003, tr.115
Theo Tiến Linh
Baotanghochiminh.vn
Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vnBaotanghochiminh.vn
Tâm Trang (st)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một
tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân
noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần
50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một
trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng
và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn
nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan
niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi
công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay
kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt
đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức
là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những đặc điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao
trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ “trung với
vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến
phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức
ngày nay cao rộng hơn là “trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc
cách mạng trong quan niệm đạo đức.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt
đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành
động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không
phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về
sau.
Hai là, yêu thương con người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con
người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình
yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị
áp bức bóc lột. Người viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”.
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí
của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay
già, trai hay gái… không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người
Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
Tình yêu thương của Người còn thể hiện
đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của
một người cha, Người căn dặn, chúng ta: “Mỗi con người đều có thiện
và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người
nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của
người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người
phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm
cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không
phải đập cho tơi bời”.
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên
luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần
tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có
năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười
biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Kiệm
tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của
dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,
nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi“, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân“; phải trong sạch, không tham lam; “Không
tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham
người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ
hóa”. Chính, nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng
đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến
bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản
thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh
người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà,
không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước
việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc“. “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì
mình nên đi sau”; phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ“.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em“;
là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động
các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng
thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc;
là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến
bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục
tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị
với tất cả các nước, các dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô
sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước
chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người.
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Cán bộ đảng viên phải đầu tầu gương mẫu
“miệng nói tay làm”, phải nêu tấm gương đạo đức cách mạng trước quần
chúng; cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Sống theo phương
châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiêu biểu.
- Xây đi đôi với chống.
Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục
chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi
người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh
về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân – nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ
trong ra.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Người cũng khẳng định đạo đức không phải
là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được
qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn
luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa
ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển,
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Nâng cao đạo đức trong tình hình mới,
Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi
dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà
Người đã nêu ra.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn
liền với kinh tế. Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh cho
cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột,
phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho
mỗi con người. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải
đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi
đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người. Tinh thần này đã được
thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa“.
Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước
trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo
đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng, bên cạnh việc xây dựng những phẩm chất đạo đức. Trung với
nước, hiếu với dân, thương người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,
tinh thần quốc tế trong sáng nêu trong di sản của Người, chúng ta còn
phải đấu tranh quyết liệt chống các tệ nạn xã hội nảy sinh trong nền
kinh tế thị trường đang làm phương hại đến nền đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận
ra sự nguy hiểm của bệnh “cá nhân”, đó là nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn
tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ.
Ngay từ năm 1952, Người đã nêu rõ những
tệ nạn cần phải chống gồm ba loại hình là tham ô, lãng phí, quan liêu.
Người coi những tệ nạn đó là tội ác, là kẻ thù khá nguy hiểm của nhân
dân, là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là thứ “giặc nội xâm”,
“giặc ở trong lòng” phá từ trong phá ra. Người đã chỉ rõ tội lỗi của
những kẻ tham ô, lãng phí quan liêu cũng nặng như tội lỗi “Việt gian,
mật thám”. Người cho rằng: “Việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng
súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch trong người,
trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”.
Cuộc sống đang đòi hỏi phải làm trong
sạch Đảng và làm lành mạnh đời sống đạo đức của xã hội. Hai mặt đó phải
tiến hành song song. Phải khắc phục các nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn
tiêu cực; càng phải khắc phục nguyên nhân đã để cho các tệ nạn tiêu cực
phát triển. Trong cuộc đấu tranh này, phải lấy việc xây dựng Đảng làm
nhiệm vụ then chốt, như đã được nêu ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng.
Chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân: “Đảng
ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ
nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự
nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu
cầu của giai đoạn cách mạng mới.
Theo Báo Bắc Kạn
.
0 nhận xét | Viết lời bình