Câu chuyện Bác bỏ thuốc lá
Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút
thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng
của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái
Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là
một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi
nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể
quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như
vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người
dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy
là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi.
Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.
Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành
công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu
lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao
Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc
này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và
thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ
tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút
loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các
loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi.
Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên
dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp
sữa bò).
Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người,
Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật
tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút
thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: "Các bác sĩ bảo Bác
không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời:
"Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành". Người
lại nói: "Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn
ho chứ không phải là hết ho" và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu
chuyện cười của Pháp là "bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần
nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu
cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác". Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc
vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.
Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được
mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là
phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói:
"Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy
mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy".
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10
điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy
đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn Mẫn (bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ năm1967 đến năm 1969), hút thuốc lá là thú vui duy nhất của
Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo
lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần.
Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ
bỏ thì tốtnhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi
Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số
lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó
để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy
thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ
chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng
chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ Penixillin ở nơi làm việc và ở
phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại
nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người
bảo: "Nhưng hút thế để có cữ". Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao
xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết
định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ
bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng. Trong
một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng
sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh
niên Lao động Việt Nam, Người nói: "Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận
động thanh niên đừng hút thuốc lá". Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề
về việc Người bỏ thuốc lá như sau:
"Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân".
Liên hệ bản thân và bài học rút ra: Hút
thuốc lá có hại cho sức khỏe điều này chắc hẳn ai cũng biết nhưng chưa
hẳn ai cũng có thế từ bỏ thói quen này. Thói quen ban đầu chỉ là những
hành động lặp đi lặp lại liên tục theo thời gian nó trở thành một phần
trong con người cho nên để từ bỏ một thói quen xấu đã ăn sâu vào bản
tính của chúng ta là một việc không phải dễ, nếu thiếu ý chí và phương
pháp sẽ thất bại. Để hình thành thói quen hữu ích đầu tiên chúng tôi cần
xác định và kiên trì cùng nhau thực hiện một số thói quen sau:
- Việc hôm nay chớ để ngày mai. Tùy theo tính chất quan trọng, mức độ phức tạp của công việc nhưng tất cả chúng tôi đều tập cho mình một thói quen hoàn thành tốt công việc của ngày hôm nay và không bao giờ để tồn đọng công việc.
- Dẹp bỏ mọi giấy tờ vô dụng trên bàn làm làm việc của mình và dọn dẹp bàn ghế sạch sẽ xếp gọn giấy tờ ngăn lắp trước khi ra về.
- Lắng nghe ý kiến của mọi người và thành thật nhận lỗi.
Đồng thời chúng tôi tôi cũng đề ra ba thói quen xấu kiên quyết cùng nhau loại bỏ:
- Không hút thuốc lá
- Không quan tâm đến vệ sinh nơi làm việc
- Nói xấu người khác và bào chữa lỗi lầm của mình
Bên cạnh đó chúng tôi đề ra một số biện pháp và nguyên tắc để bắt tay
cùng hành động hình thành những thói tốt và quyết tâm loại bỏ những thói
xấu đã được xác định.
Câu chuyện nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn
thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng
làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên
Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa
mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
Liên hệ bản thân và bài học rút ra: Qua
câu chuyện chúng ta đều thấy rằng cách ứng xử của Bác hết sức khôn khóe
và thâm túy để lại cho anh lính trẻ một bài học sâu sắc. Ở đây Bác muốn
nói với anh lính rằng: “ Khi giận giữ rất dễ mất kiểm soát bản thân
mình, khi giận lên anh có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu
quả của nó, dễ dàng đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, hoặc
nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận” Trong những ngày
BCH Công đoàn phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh lấy câu chuyện trên làm chủ đề thực hiện, Phòng đào tạo
chúng tôi đã đề ra mục đích rõ ràng “ Tháng truyền thông hiệu quả” được
dán tại cái địa điểm làm việc của phòng. Trong mọi tình huống khi giao
tiếp dù trực tiếp hay gián tiếp (qua điện thoại) chúng tôi chỉ nói vừa
đủ nghe, trả lời đầy đủ, ngắn ngọn đi thẳng vào vấn đề, luôn biết chú ý
lắng nghe mỗi khi khách hàng (đồng nghiệp, sinh viên, phụ huynh…) trao
đổi, khách hàng đến với chúng tôi đều cảm thấy họ là một người quan
trọng, được tôn trọng bình đẳng.
Câu chuyện đạo đức ăn cơm
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có
lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư", Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức
cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong
công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm.
Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".
Thứ nhất, Bác
không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia.
Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi
hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là vua có gì
ngon, lạ, là cống, hiến.Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho....thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4, 5 món thôi...
Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng đĩa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức. Nhớ lần đi khu 4, đồng chí bí thư và chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với Bác, trong mâm có một bát mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa. Bác nhìn bát mắm nói:
- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.
Hai quan đầu tỉnh đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn.... Chiều hôm đó, hai đồng chí đưa Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá.
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đã gắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã hoàn thành nhiệm vụ nào ngờ Bác lại nói:
- Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát, quẹt cho hết....
Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.
Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm. Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đâu. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác
Liên hệ bản thân và bài học rút ra: Mỗi khi nghĩ về Bác là tôi nghĩ đến một nhân cách vĩ đại ở Hồ Chủ Minh, đó là một sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời nói, để có thể cảm nhận cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Bác từ trái tim ngay từ đầu năm theo chỉ đạo, chủ trương của nhà Trường, Phòng đào tạo chúng tôi cam kết, nghiêm túc, tự giác thực hiện chính sách “tiến kiệm” bằng những việc làm cụ thể thiết thực hành ngày chứ không phải hình thức. Các cơ sở đều thực hiện theo phương châm dù là việc nhỏ nhất tiết kiệm được thì phải cố tiết kiệm, việc gì có lợi cho nhà trường thì làm.
4 nhận xét | Viết lời bình
Minh thông báo: Người bình luận có tên Nặc danh/Anonymous không được phép bình luận tại đây.
Minh thông báo: Người bình luận có tên Nặc danh/Anonymous không được phép bình luận tại đây.
Minh thông báo: Người bình luận có tên Nặc danh/Anonymous không được phép bình luận tại đây.
@-)