Note Đóng lại
Giải pháp bán hàng online Số 1 Việt Nam

HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG

"; /* */
Hỏi về chính sách cho thương binh
Hỏi bởi: Lương lúc 14/05/2015 9:28:10 SA
Trả lời:  
Chị tôi sinh năm 1961, là con của liệt sỹ,hộ nghèo, thu nhập thấp. Năm 2012, chi bị tai biến liệt một bên, tay chân hoạt động rất khó khăn. Năm 2013 chị được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã công nhận là người khuyết tật nặng, được hưởng trợ cấp 180.000 đồng/tháng. Chị tôi có được làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ hay không?
Hỏi bởi: Từ Xuân Mười lúc 24/03/2014 4:39:21 CH
Trả lời:  Điểm c Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Hồ sơ thủ tục quy định tại Điều 7 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ông nghiên cứu Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên thì liên hệ với Sở để được hướng dẫn cụ thể


Bà Nguyễn Thị Tám có 1 chồng (là liệt sĩ) và 01 con đến khoảng 10 tuổi thì bà Tám chết.Bà Nguyễn Thị Mười nuôi 01 con này của bà Tám đến trưởng thành và đã hy sinh được công nhận là liệt sĩ, bản thân bà Mười cũng có 01 chồng là liệt sĩ. Vậy bà nào được công nhận bà mẹ Việt nam anh hùng( Bà Mười hay bà Tám)
Hỏi bởi: Huỳnh Thị Nhành lúc 24/03/2014 4:37:05 CH
Trả lời:  Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng. Nghị định do Bộ Quốc phòng chủ trì trình Chính phủ. Vì vậy, đề nghị bà liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị để được trả lời theo thẩm quyền
mẹ tôi là vợ liệt sĩ tái giá. tôi là con ruột của liệt sĩ. tôi được anh em ủy quyền để thờ cúng cha tôi. vậy trường hơp này tôi có được giải quyết quà tết và quà chủ tịch nước không
Hỏi bởi: Lê Thị hồng Thu lúc 21/03/2014 11:00:48 SA
Trả lời:  Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (cha, mẹ; vợ, chồng; con; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) là một đại diện duy nhất trong toàn bộ thân nhân chủ yếu còn sống của liệt sĩ được nhận quà tặng của Chủ tịch nước với mức 200.000 đồng. Như vậy, trong toàn bộ các thân nhân chủ yếu của liệt sĩ sẽ cử ra một đại diện để được nhận quà tặng của Chủ tịch nước nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh liệt sĩ
Tôi là: Trần Ngọc Lân – Sinh năm 1967, cấp bậc: trung tá, chức vụ: cán bộ, hiện đang công tác tại Đội văn phòng tổng hợp, Công an huyện Trảng Bom. Tôi viết thư này kiến nghị với Lãnh đạo cục người có công xem xét, giải đáp về chế độ, chính sách đối với bản thân tôi cụ thể như sau: Năm 1993, Tôi là cán bộ thuộc Phòng cảnh sát điều tra (PC16), Công an tỉnh Yên Bái, cấp bậc: thiếu úy, hệ số lương 3,2; chức vụ: chiến sỹ, được tăng cường làm nhiệm vụ bảo vệ tại trung tâm cai nghiện và lao động tỉnh Yên bái nằm trên một đảo thuộc lòng hồ Thác Bà khi trung tâm mới được thành lập. Ngày 30/10/1993, có một số đối tượng nghiện ma túy bỏ trốn khỏi trung tâm. Sau khi bị bắt lại, số đối tượng này bị kỷ luật bằng hình thức cùm (khóa) một chân. Một số đối tượng quá khích đã hô hét, chửu bới, đe dọa giết cán bộ của trung tâm, đập phá cùm, đồ đạc và kết hợp với số đối tượng nghiện ma túy không bị kỷ luật dùng gạch, đã ném vào cán bộ của trung tâm và phá khóa cho các đối tượng bị kỷ luật thoát ra ngoài
Hỏi bởi: Trần Ngọc Lân lúc 21/03/2014 10:55:47 SA
Trả lời:  Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995 quy định bãi bỏ việc xác định thương binh loại B và những quân nhân, công an nhân dân được xác nhận là thương binh loại B từ trước ngày 31/12/1993 gọi là quân nhân bị tai nạn lao động. Trường hợp của ông bị thương ngày 30/10/1993, nếu đã được xác nhận và hưởng trợ cấp đối với thương binh loại B thì được điều chỉnh trợ cấp thương tật theo Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ.
"Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế", Hiện nay, cụm từ này đa số người (kể cả cán bộ làm chính sách người có công trong Ngành LĐTBXH)hiểu như sau:Ngoài NHĐKC giải phóng dân tộc thì hai vế sau họ cho rằng đó là đối tượng tham gia sau thời kỳ kháng chiến - tức là tham gia sau ngày Giải phóng đất nước (sau 30/4/1975)cũng được hưởng các chế độ như trong kháng chiến, do đó hiện nay có một số trường đại học đã cho con của người làm nghĩa vụ quốc tế Cam pu cia hưởng điểm ưu tiên. Vậy cho tôi hỏi cách hiểu như vậy có đúng không? Đề nghị Cục NCC đăng trả lời , xin cảm ơn.
Hỏi bởi: Nhật Ca lúc 06/03/2014 8:54:59 SA
Trả lời:  Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là người hoạt động kháng chiến trước ngày 30/4/1975. Người hoạt động kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người hoạt động kháng chiến từ sau ngày 30/4/1975. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện.
Cục Người có công cho tôi xin hỏi: Những đối tượng nào được làm hồ sơ 290 bên hệ dân chánh.
Hỏi bởi: Tôn phong Lưu lúc 28/02/2014 3:52:08 CH
Trả lời:  Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 6/12/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 /11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; đối tượng áp dụng thuộc dân sự được quy định tại Quyết định bao gồm: Công nhân, viên chức nhà nước trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B, C, K về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước chưa được hưởng một trong các chế độ thôi việc, mất sức lao động hàng tháng và hưu trí hàng tháng; thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ dân chính Đảng hoạt động cách mạng ở các chiến trường B, C. K từ ngày 30/4/1975 trở về trước không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K; dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30/4/1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình; du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã về gia đình./.
Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân, Huy chương kháng chiến đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp thì thân nhân được hưởng chế độ gì? Theo qui định nào?
Hỏi bởi: Đoàn Phương lúc 11/02/2014 4:15:33 CH
Trả lời:  Theo quy định hiện hành nếu Người có công giúp đỡ cách mạng đã từ trần thì chưa có chế độ ưu đãi cho thân nhân của họ.
Trước đây, em có hỏi về trưởng hợp mẹ em tham gia kháng chiến chống Mỹ bị địch bắt tù đày 8 năm và đã được quý Cục trả lời. Tuy nhiên khi đến Sở LĐ-TBXH để hỏi thì cán bộ Sở vẫn trả lời là "trường hợp mẹ em không được hưởng trợ cấp hàng tháng vì mẹ em đã nhận chế độ thương binh (bị thương trong thời gian ở trong tù)". Cho em hỏi như vậy có đúng không? Bản thân em khi xem Nghị định 31/2013 không thấy có quy định như vậy. (Mẹ em bị địch bắt tù đày 8 năm tại Côn Đảo, có kỷ niệm chương. Kính mong quý Cục trả lời để e rõ. Cám ơn.
Hỏi bởi: Le huu phan lúc 09/01/2014 3:58:59 CH
Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến có hoặc không có vết thương thực thể đã giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 thì vẫn được xem xét, giải quyết thêm chế độ trợ cấp tù đày hàng tháng./.
Ông Lê Văn Biện than gia cách mạng năm 1940 công tác liên tục đến năm 1977, từ trần năm 1990, vào ngày 04 tháng 02 năm 2011 công được công nhận là người hoạt động cách mạng từ gnày 01/01/1945 đến Tổng khởi nghĩa 19/8/1945. Nhưng vậy vợ ông có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không?
Hỏi bởi: phuong Lien lúc 09/01/2014 3:57:28 CH
Trả lời:  Điều 9, Điều 10 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết bao gồm: “Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng”. Trường hợp ông Lê Văn Biện, ông Võ Đức được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì vợ ông Biện, vợ ông Đức được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định./.
Xin quý cục cho tôi được hỏi. Tôi có chị dâu là vợ của liệt sĩ ( liệt sỹ là anh ruột của tôi )khi liệt sĩ mất chị ấy không lấy chồng khác mà chỉ kiếm được 2 đứa con ( mẹ tôi đã đồng ý cho chị tôi đi kiếm con ) hiện chị ấy vẫn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Tôi hỏi trường hợp của tôi có được hưởng và giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hay không?
Hỏi bởi: Tuấn lúc 03/01/2014 8:48:25 SA
Trả lời:  Điểm d Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 13/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định "Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần". Trường hợp anh của ông là liệt sĩ, hiện vẫn còn thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng (vợ liệt sĩ), do vậy không giải quyết trợ cấp thờ cúng đối với người thờ cúng liệt sĩ./.
Bố tôi là Đào Ngọc Cánh (đã mất năm 2008) quê xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bố tôi tham gia cách mạng từ tháng 3/1945(là đội viên đội tự vệ chiến đấu tại xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Tôi xin hỏi: Bố tôi có được công nhận là người hoạt động không thoát ly từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã từ trần không? Nếu có thì có phải là người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng không?.
Hỏi bởi: Đào Ngọc Kiệm lúc 28/12/2013 10:51:13 SA
Trả lời:  Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945 như sau: “Người hoạt động cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm: a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc; b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã); c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng; d) Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.” Căn cứ vào các điều kiện quy định ở trên thì trường hợp của bố ông không thuộc diện người hoạt động cách mạng không thoát ly./.
Có 01 trường hơp người bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định xin cấp giấy phép hành nghề Khám chữa bệnh tư nhân . Theo Luật KCB và THông tư 03/2013/TT-BTC người hành nghề phải nộp lệ phí và phí thẩm định. Xin hỏi trường hợp này có được miễn giảm không và thực hiện miễn giảm theo văn banrquy định nào? Xin trân trọng cảm ơn
Hỏi bởi: Phạm Thị Tuyết Nhung lúc 28/12/2013 10:40:39 SA
Trả lời:  Nội dung bà hỏi thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Đề nghị bà liên hệ với Bộ Tài chính để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Gia đình chúng tôi có ông là: Họ và tên: Huỳnh Ngọc Quảng Năm sinh: 1930 Quê quán: Hòa Vang - Quảng nam Đà nẵng Nhập ngũ: 03/02/1950 Đơn vị: F9 MTB2 Thông tin thêm: - Có vợ là Cao Thị Lệ, SN 1939 quê tại Diễn Thành - Diễn Châu NGhệ An - 2 con trai Huỳnh Ngọc Nam SN 1972 và Huỳnh Ngọc Thanh SN 1974 - Bố đẻ: Huỳnh Ngọc Thơm, SN 1902 ở Hòa Vang - Quảng nam Đà nẵng - Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Út, Sn 1905 ở Hòa Vang - Quảng nam Đà nẵng Trước đó theo Bà Lệ vợ ông cho biết ông từng đóng quân tại 1 đơn vị bộ đội ở huyện Nghĩa Đàn hoặc Quỳnh Lưu Nghệ An. Có thể từng công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1973, ông Quảng được lệnh vào Nam chiến đấu, từ đó không về. Năm 1977, có người đồng đội ở Tỉnh Gia, Thanh Hóa vào nhà chơi và cho biết ông Quảng đã hy sinh ở chiến trường B2. Năm 1997, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An có gửi về gia đình Giấy Báo tử số 519 ngày 20/7/1997 ghi rõ ông Quảng mất tin ngày 5/8/1973 tại Mặt trận B2 phía Nam trong trường hợ
Hỏi bởi: Nguyễn Thị Liên lúc 18/12/2013 8:28:53 SA
Trả lời:  Cục Người có công đã tiến hành tra cứu danh sách quản lý hồ sơ liệt sỹ lưu tại Cục, kết quả cho thấy: không có tên và hồ sơ liệt sỹ Huỳnh Ngọc Quảng có nguyên quán nêu trên. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ. Do vậy, việc xác lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ đối với ông Huỳnh Ngọc Quảng thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý ông Quảng trước lúc hy sinh (cơ quan quân đội). Đề nghị bà liên hệ với Cục Chính sách - Tổng Cục Chính Trị - Bộ Quốc phòng để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Kính gửi:Cục người có công Tôi là thương binh,là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hưởng trợ cấp mức dưới 81%từ năm 2000 có 3 con bị dị dạng dị tât đang hưởng trợ cấp mức 1 từ năm 2000.Đồng thời tôi là người hưởng trợ cấp mất sức lao động có 27 năm 11 tháng công tác Vì tôi được xét hưởng trợ cấp từ năm 2000 nên chưa có giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.Tôi là thương binh được giám định thương tật năm 1969 là:28% năm 2003 được giám định lại là :55%.Nhưng hiện giờ tôi đang hưởng trợ cấp mức 28%(vì giám định lại sau nghị định 202) Vậy tôi xin hỏi: 1-Tôi có nên đi giám định tỉ lệ suy giảm khả nawg lao động do bệnh tật không? 2-Nếu xét theo thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ra ngày 15/5/2013 mục 8 điều 31 điểm b điểm c thì trường hợp của tôi đươc xét như thế nào?.Lấy 100%-28% hay 55%? Và trơ cấp thương binh sẽ được xét hưởng như thế nào? Rất mong quí cục trả lời và hướng dẫn để tôi đươc hưởng chế độ đúng và không thiệt thòi.Tôi xin chân thành cảm
Hỏi bởi: Nguyễn Trọng Hợp lúc 30/11/2013 4:05:19 CH
Trả lời:  Điểm d Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng chế độ trước ngày 1/9/2012 thì thực hiện như sau: “Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động, dưới 81% đồng thời sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do nhiễm chất độc hóa học mà giám định không kết luận được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hoặc kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do nhiễm chất độc hóa học dưới 61% thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 01 tháng 01 năm 2013”. Trường hợp của ông được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trước ngày 1/9/2012 do sinh con dị dạng, dị tật thì được chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 1/1/2013. Trợ cấp thương binh vẫn tiếp tục được hưởng như hiện nay./.
Cha tôi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến khi nghỉ hưu năm 1982 và mất năm 1992. Trong lý lịch cán bộ được ghi quá trình công tác của ông từ năm 1944 tham gia hoạt động cách mạng. Nhưng trong lý lịch đảng chỉ ghi ngày 24 tháng 8 năm 1945 là đội trưởng đội thanh niên cướp chính quyền tại Quảng Đạo - Đà Lạt Từ đó đến ngày nghỉ hưu ông luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đến khi nghỉ hưu Ông vẫn nguyên là Giám đốc Bệnh viện tỉnh. -Tôi khai báo để ông được hưởng chế độ cán bộ tiền khởi nghĩa nhưng các cơ quan chức năng trả lời không được do lý lịch cán bộ bị thất lạc không tìm thấy. Lý lịch đảng ghi thời điểm đó không còn được áp dụng công nhận người có công tại Đà Lạt Theo quan điểm và sự hiểu biết của chúng tôi thì cha tôi được hưởng chính sách là đứng bởi nhẽ - Lý lịch đảng của cha tôi ghi "ngày 24 tháng 8 năm 1945 đội trưởng đội thanh niên cướp chính quyền Quảng Đao-Đà Lạt" Vây theo suy luận thuần túy thì nếu đã được làm đội trưởng thì phải có thời gian đội v
Hỏi bởi: Nguyễn Hữu Yên Sơn lúc 30/11/2013 3:37:01 CH
Trả lời:  Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận; điều kiện xác nhận; căn cứ xác nhận và thủ tục hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đề nghị ông tham khảo, nghiên cứu Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và vận dụng vào trường hợp cụ thể của bố ông./.
mẹ tôi là thương binh 4/4, theo khoản 1, điều 53 của nghị định đã ghi rõ" Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước mua bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật". tôi là con ruột, đang sống và nuôi dưỡng bà có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không
Hỏi bởi: nguyen hung lúc 26/11/2013 5:06:53 CH
Trả lời:  Theo qui định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với các mạng (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 16/7/2012) thì “Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng”. Căn cứ qui định nêu trên, trường hợp mẹ của ông là thương binh hạng 4/4 nên thân nhân không thuộc diện được Nhà nước mua bảo hiểm y tế./.
Trường hợp đối tượng là du kích bị bắt tù ở Phú Quốc từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973 được trao trả. Không có lý lịch nhưng trong bản khai thành tích kháng chiến chông mỹ cứu nước có xác nhận thời gian bị bắt, tù đày tại Phú Quốc. Được tặng thưởng Huân chướng kháng chiến hạng nhì. Năm 2013 được Ban liên lạc tù Việt Nam (do ông Phạm Bá Lữ - Trưởng ban) ký giấy chứng nhận bị bắt tù đày tại Phú Quốc từ ngày 23/3/1967 đến ngày 23/3/1973. Với hồ sơ như trên có được hưởng chế độ người có công bị bắt tù đày không?
Hỏi bởi: Từ Xuân Mười lúc 19/11/2013 11:00:30 SA
Trả lời:  Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 quy định hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần gồm: Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01/01/1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù. Trường hợp của ông chưa đủ căn cứ để xem xét, giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có hướng dẫn bổ sung căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì trường hợp của ông sẽ được xem xét./.
kính gửi lãnh đạo cục: vừa qua tôi có làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tù đày cho mẹ tôi, gồm có bản khai cá nhân, kỉ niệm chương bị địch bắt tù đày, giấy chứng nhận thương binh, quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng. nhưng phòng TBXH TP lại yêu cầu có lí lịch đảng viên hoặc lí lịch cán bộ. trong khi đó mẹ tôi đang hưởng chế độ thương binh và có công với cách mạng, kính mong quý lãnh đạo xem xét và hướng dẫn kịp thời
Hỏi bởi: nguyen son lúc 13/11/2013 5:26:12 CH
Trả lời:  Khoản 1 Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định chi tiết trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được hưởng trợ cấp 1 lần nay làm thủ tục chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng như sau: “a) Cá nhân lập bản khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận, lập danh sách kèm bản khai gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần để ra quyết định trợ cấp hàng tháng. Trường hợp người bị địch bắt tù, đày trước đây đã hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển đến địa phương khác cư trú thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng”./.
Xin hỏi cục Người có công Người hoạt dộng kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa được hưởng trợ cấp 1 lần có được giải quyết chế độ mai táng phí theo quy định hay không?
Hỏi bởi: Thuy lúc 11/11/2013 5:12:34 CH
Trả lời:  Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm: “ 1. Trợ cấp một lần; 2. Bảo hiểm y tế; 3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí”. Trường hợp người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng đã mất trước 01/01/1995 mà chưa được chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 1.000.000 đồng. Trường hợp mất sau 01/01/1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian tham gia kháng chiến của người có công theo quy định./.
Trong quá trình hoạt động cách mạng tôi đã bị địch bắt tù đày. Trong quá trình công tác ở lý lịch đảng viên và lý lịch cán bộ tôi có thể hiện thời gian bị tù nhưng không ghi nơi bị tù. Trường hợp tôi có được giải quyết trợ cấp hàng tháng bị địch bắt tù đày không?
Hỏi bởi: Đỗ Thị Thanh lúc 11/11/2013 5:10:40 CH
Trả lời:  Điều 46 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày gồm: Giấy tờ chứng minh có tham gia cách mạng hoặc kháng chiến và thời gian, địa điểm bị tù, đày …. Trường hợp của bà ở lý lịch đảng viên và lý lịch cán bộ có thể hiện thời gian bị tù nhưng không ghi nơi bị tù thì không được xem xét, giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày./.
Cậu tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ được tặng huy chương kháng chiến hạng nhì, những năm trước thì cậu tôi được hưởng chế độ điều dưỡng cho người có công với cách mạng. Nhưng hiện nay, khí pháp lệnh 04/2012 có hiệu lực thì cán bộ lao động thương binh xã hội của xã lại trả lời là Cậu tôi không thuộc đối được được hưởng chế độ điều dưỡng (tức chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công. Vậy cho tôi hỏi, việc cán bộ lao động thương binh xã hội trả lời như vậy là đúng hay sai. Tại sao trước đây thì được hưởng nay lại không được. Xin cảm ơn!
Hỏi bởi: Nguyễn Thanh Nam lúc 11/11/2013 5:08:56 CH
Trả lời:  Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm: “ 1. Trợ cấp một lần; 2. Bảo hiểm y tế; 3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí”. Đối chiếu với quy định trên đây thì trả lời của cơ quan lao động – thương binh và xã hội là đúng.
Vợ liệt sĩ đã tái giá, con liệt sĩ là con của người chồng sau. Như vậy, trường hợp này có được lập hồ sơ đề nghị phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng hay không?
Hỏi bởi: Huỳnh Hồng Việt lúc 06/11/2013 1:14:16 CH
Trả lời:  Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013. Vì vậy mọi vấn đề chưa rõ quy định trong Nghị định đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để được trả lời theo thẩm quyền
Xin cho tôi hỏi, Thương binh có tỷ lệ thương tật trên 61% vừa là người hưởng lương hưu khi từ trần thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất sẽ được hưởng 02 suất tuất gồm: tuất hưu trí (lĩnh ở cơ quan Bảo hiểm xã hội) và tuất thương binh (lĩnh tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) hay 01 suất tuất hưu trí (Lĩnh ở cơ quan Bảo hiểm xã hội)và phần chênh lệch của tuất thương binh so với tuất hưu trí (lĩnh tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).
Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 05/11/2013 10:36:34 SA
Trả lời:  Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% từ trần được giải quyết trợ cấp tiền hành tháng. Theo đó, đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đông thời là người hưởng lương hưu khi từ trần thì thân nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 31/2103/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì được giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng (trợ cấp tuất do Phòng LĐTBXH chi trả). Còn chế độ tuất đối với thân nhân của người hưởng lương hưu từ trần giải quyết theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội
Tên tôi:Đinh Khắc Chậm Sinh năm:1958 Nguyên quán:Đông Thịnh-Yên Tiến-Ý Yên-Nam Định Năm 1963 nghe theo tiếng gọi của Đảng gia đình tôi lên làm kinh tế mới tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình.Tháng 6-1977 tôi nhập ngũ tại C2D474.Tháng 10-1977 tôi chuyển về Pho Ka 1 Cục Hậu Cần TCKT.Tháng 3-1979 tôi chuyển lên Lạng Sơn đơn vị C1D15F3.Tháng 7-1981 tôi xuất ngũ về tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình.Cuối năm 2010 có chế độ 62 tôi lên xin hồ sơ tôi xem giấy thương tật đúng như tôi bị thương.Đầu năm 2011 tôi làm đơn giám định sức khỏe lần đầu vì lí do tôi nhập ngũ và xuất ngũ tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình có đồng đội đi cùng với tôi và các cán bộ xóm xã Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình đều biết.Ngày 15-1-2012 tôi giám định sức khỏe tại Nam Định do Hội đòng giám định y khoa Bộ Tư Lệnh Quân khu III.Tôi nhận được trợ cấp từ tháng 1 đến tháng 7 Năm 2012 tại Hòa Bình và tôi làm đơn di chuyển trợ cấp về Nam Định được Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Hòa Bình chuyển về Nam Định ngày 31-7-2012 nhưng Sở Thươ
Hỏi bởi: đinh khắc chậm lúc 05/11/2013 10:24:13 SA
Trả lời:  
tôi trân trọng kính hỏi về trường hợp của bố tôi như sau : bố tôi Phạm xuân Phượng sn 1944 là lái xe của tổng cục đường sắt ,năm 1972 xung phong đi bộ đội lái xe vào chiến trường miền nam (đi B,lái xe trường sơn ,chức vụ B Phó đoàn vận tải)đầu năm 1974 bố tôi ra bắc nghệ an để chở bộ đội vào nam,bố tôi có về phép thăm quê và bị sốt rét ác tính mất ở tại quê,khi đó đơn vị có làm thủ tục tử sỹ cho bố tôi.bố tôi mất do bệnh chiến trường,vậy tôi sin hỏi trường hợp của bố tôi như trên có được công nhận là liệt sỹ hay không ? nếu được thì làm thủ tục như thế nào ? kính thư .mong sớm nhận được hồi âm.
Hỏi bởi: phạm xuân long lúc 22/10/2013 8:54:33 SA
Trả lời:  Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với những trường hợp chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động. Trường hợp bố của ông đã được cơ quan xác nhận là tử sĩ thì không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy định./.
Bố tôi là Phạm Thanh Oai quê quán ở Tiền Hải, Thái Bình . bố tôi tham gia kháng chiến nắm 1970 và bị thương ở đầu và tay chân vào tháng 1/1972 , đã có giầy xác nhận được thương binh loại 1 nhưng chưa được cấp sổ thì bố tôi lại tiếp tục đi chiến đấu biên giới tây nam cho đếm năm 1981 thì bố tôi xuất ngủ và ở lại miền nam lập gia đình và tiếp tục xin làm sổ thương binh nhưng không được , vậy đủ thủ tục giấy tờ như vậy có làm được sổ thương binh không
Hỏi bởi: phạm tường tri lúc 22/10/2013 8:49:35 SA
Trả lời:  Thông tư liên bộ số 254 TT/LB ngày 10/11/1967 của Liên Bộ Nội vụ-Quốc phòng-Công an quy định “Sổ thương binh là để ghi công của thương binh đối với Tổ quốc, có giá trị để hưởng các chế độ ưu đãi quy định chung cho thương binh và để lĩnh trợ cấp thương tật khi thương binh còn ở trong quân đội, trong công an nhân dân vũ trang và khi thương binh đã xuất ngũ về địa phương. Mọi đề nghị hoặc khiếu nại của thương binh về nội dung của sổ thương binh do quân đội, công an nhân dân vũ trang cấp đều do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết”. Vì vậy, trường hợp bố của ông nếu đã được xác nhận là thương binh nhưng chưa được cấp sổ, đề nghị liên hệ với Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị-Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Cục Chính sách- Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền
Mẹ tôi tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày 8 năm tại Côn Đảo. Vừa qua chính phủ có chính sách hỗ trợ hàng tháng đối với đối tượng này. Khi đến liên hệ tại Sở LĐTBXH tp Đà Nẵng thì cán bộ Sở sau khi xem thẻ thương binh của mẹ tôi thì trả lời mẹ tôi không được hưởng chính sách này vì mẹ tôi đang hưởng chế độ thương binh. Vậy cho tôi hỏi như vậy có đúng không và việc này được quy định tại văn bản nào. Tôi chân thành cảm ơn
Hỏi bởi: Lê Hữu Phận lúc 18/10/2013 4:53:55 CH
Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến có hoặc không có vết thương thực thể đã giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 thì vẫn được xem xét, giải quyết thêm chế độ trợ cấp tù đày hàng tháng./.
Ông Nguyễn Hiệp Hoằng tham gia cánh mạng tháng 8/1945, hy sinh 18/4/2011 đến ngày 19/01/2013 mới được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến Tổng Khởi nghĩa 19/8/1945,nhưng vậy cha đẻ, mẹ đẻ, vợ có được hưởng tuất trợ cấp hàng tháng ko?
Hỏi bởi: Liên lúc 18/10/2013 4:51:40 CH
Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau: “… Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31/12/2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận…”./.
Chúng tôi có nhận được đơn như sau: Bà Mùi là chị dâu của liệt sỹ Nguyễn Quang Trung ( Khi bà mùi về làm dâu, liệt sỹ mới 5 tuổi). Khi liệt sỹ hi sinh, mẹ đẻ liệt sỹ đã được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Đến nay bà Mùilàm đơn đề nghị được hưởng tuất đối với người có công nuôi dưỡng liêt sỹ vì từ khi bà về làm dâu, mẹ của liệt sỹ đã mất sức lao động không có khả năng nuôi liệt sỹ. Chồng bà ( là anh trai liệt sỹ ) đi biển bị địch bắt 2 lần, vì vậy một mình bà phải lao dộng để nuôi liệt sỹ và mẹ liệt sỹ. Kính mong được Cục trả lời cho chúng tôi được biết bà Mùi có đủ điều kiện được hưởng tuất đối với người có công nuôi dưỡng liệt sỹ hay không. Nếu được hồ sơ phải xác lập như thế nào?Bà Mùi chỉ cung cấp cho phòng Đơn đề nghị và biên bản đềnghị của gia tộc. Theo Thông tư 05 thì chỉ cần có văn bản đề nghị của họ tộc và được UBND phường xác nhận là được. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Nguyễn Thị Vân Anh lúc 09/10/2013 11:01:58 SA
Trả lời:  Theo qui định tại Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ thì “Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng liệt sĩ khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên”. Trường hợp bà Mùi nếu có thời gian nuôi liệt sĩ như qui định nêu trên, được gia đình, họ tộc liệt sĩ đồng ý bằng văn bản, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất liệt sĩ.

Mẹ có 01 con là liệt sỹ, 01 người con nuôi từ khi 4 tuổi là liệt sỹ (do bố mẹ đẻ của LS bị chết, ở với bác ruột từ năm 1952, lớn lên đi bộ đội và hy sinh năm 1970). Nhưng từ trước không làm thủ tục nhận con nuôi chỉ ở với gia đình và coi như con cháu trong nhà. Gia đình bà được tặng Bảng vàng danh dự vì đã có 03 quân nhân chống mỹ cứu nước trong đó có ghi tên của 2 liệt sỹ nêu trên. Vậy bà mẹ đó có được truy tặng danh hiệu bà mẹ VNAH không? trước kia chưa làm thủ tục nhận con nuôi thì nay cần làm thủ tục như thế nào để được truy tặng.
Hỏi bởi: Lê Thị Hằng lúc 09/10/2013 11:00:16 SA
Trả lời:  Theo qui định tại Điều 7 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Theo đó, Trường hợp bà hỏi thuộc thẩm quyền trả lời của Bộ Nội vụ; đề nghị bà liên hệ với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương - Bộ Nội vụ để được xem xét trả lời theo thẩm quyền/..
Tôi có người anh là liệt sĩ, hiện bố mẹ đã chết và liệt sĩ không có vợ con chỉ còn lại minh tôi là em ruôt duy nhất liệt sĩ. Trong trường hợp này tôi làm hồ sơ thờ cúng liệt sĩ thì có cần biên bản uỷ quyền hay không?
Hỏi bởi: Quang Duy lúc 09/10/2013 10:58:28 SA
Trả lời:  Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con) thì các thân nhân phải làm Biên bản uỷ quyền cho một người đại diện thờ cúng. Nếu liệt sĩ chỉ còn duy nhất một thân nhân thì thân nhân đó đương nhiên hưởng trợ cấp thờ cúng (không cần Biên bản uỷ quyền). Đối với liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng là người được họ tộc liệt sĩ sĩ uỷ quyền. Trường hợp của ông là em ruột liệt sĩ thì phải được uỷ quyền của họ tộc theo qui định tại Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Tôi có bố là thương binh đi chiến đấu nhiễm chất độc hóa học, tôi có thắc mắc là: “Tại sao đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 điều 42 của Nghị định 31CP kề từ ngày 1/1/2013. Hiện tại bố tôi đang hưởng mức 2: 61%-80% ( suy giảm khả năng lao động từ 21%- 40% mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn: từ 41%- 60% mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn: từ 61%- 80% mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn ? “ Tại sao lại quy định như thế và văn bản nào Vậy tôi viết đơn này kính mong ban pháp luật Việt Nam xem và trợ giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn NGUYỄN ANH HÀO
Hỏi bởi: Nguyễn Anh Hào lúc 08/10/2013 11:13:04 SA
Trả lời:  Tiết c điểm 1 khoản 31 mục 8 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “Tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật không vượt quá 100%. Trường hợp vượt quá 100% thì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật làm căn cứ hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được xác định bằng 100% trừ đi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật”. Trong câu hỏi ông không nói rõ bố ông là thương binh có tỷ lệ thương tật là bao nhiêu %, biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bị nhiễm chất độc được xác lập vào thời điểm nào? và tỷ lệ suy giảm lao động là bao nhiêu%. Do câu hỏi của ông chưa rõ nên Cục Người có công chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Vì trong thời gian qua tôi (TB 4/4)có con đang học ĐH QG tại Hà nội, từ khi lập thủ tục hưởng chế độ Ưu đãi giáo dục-đào tạo theo diện chính sách Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Các kỳ học tôi đều được nhận đúng chế độ quy định, nhưng vừa qua (trong tháng 4 năm 2013) tôi đến nhận kỳ cuối thì phòng lao động-TBXH quận chỉ cấp 3 tháng mà không phải là 6 tháng như những lần trước, nên tôi đã thắc mắc và hỏi thì được giải thích theo chỉ đạo của Sở LĐTBXH TP là phải giấy xác nhận của trường ghi rõ ngày, tháng, năm thi tốt nghiệp (thi TN ngày tháng năm nào thì cấp đến đó)!. Nhưng tôi có đọc Thông tư 16 của liên Bộ LĐTBXH-GD ĐT- Bộ Tài chính thì không có quy định, mà chỉ nêu cấp chế độ ƯĐGD theo Luật Giáo dục năm 2005, ngoài ra không có văn bản nào quy định kỳ cuối thì cấp 3 tháng….?. Không chỉ riêng đối với trường hợp như của tôi, mà hiện nay có nhiều trường hợp tương tự học tại Hà nội, TP HCM…, Vì quá xa đi lấy xác nhận là phải mất chi phí ít nhất trên 3tr đồng nhưng nếu được
Hỏi bởi: Nhật Ca lúc 08/10/2013 11:05:44 SA
Trả lời:  Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Xin ghi nhận ý kiến của ông (bà) trong quá trình hoàn thiện Thông tư liên tịch./.
Tôi xin góp ý về chế độ ƯDGD-DT, theo tôi HD Thông tư 16 cũng như dự thảo TT này tôi hoàn toàn thống nhất về chi trả theo quy định Luật GD 2005. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số địa phương chi trả ký cuối có 3 tháng, còn lại họ cho rằng căn cứ vào ngày thi tốt nghiệp, hoặc trong Bằng Tốt nghiệp có ghi ngày tháng tốt nghiệp để chi trả (như ở Đà Nẵng), nhưng trong thực tế trong Bằng TN không có ngày tháng TN mà chỉ năm TN, như vậy muốn nhận được 3 tháng còn lại thì đối tượng phải đi xin xác nhận ngày thi TN, trường hợp này nếu ở gần thì khả thi, còn ở xa thì không ai đi xin xác nhận cả...Vậy tôi đề nghị Bộ LĐTBXH nói rõ trong lần HD này và quán triệt kỹ các địa phương không đặt thêm quy định nào khác để đảm bảo công bằng và thống nhất chung. Thứ 2: Nên có quy định đối với trường hợp thi rớt mà tiếp tục ôn thi lại hoặc lý do gia cảnh mà không thi liền sau TN PTTH. Trước hết tôi xin có vài góp ý vậy, sau này nghiên cứu và sẽ góp ý thêm, xin cảm ơn./.
Hỏi bởi: Thanh Vân lúc 08/10/2013 11:05:14 SA
Trả lời:  Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Xin ghi nhận ý kiến của ông (bà) trong quá trình hoàn thiện Thông tư liên tịch./.
Hỏi: Người tham gia cơ sở bí mật và làm liên lạc có được hưởng chế độ gì không? Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Bà Nguyễn Thị Hồng Cúc; trú tại KP3, Phú Thủy Phan Thiết, Bình Thuận có tham gia cơ sở bí mật và làm liên lạc viên cho mốt số cán bộ cách mạng về địa phương hoạt động bí mật từ 1955 đến năm 1960 và sau đó cơ sở bị địch phát hiện; tổ chức đã đưa bà đi tham gia cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu (khi tính thời gian về hưu, bà chưa tính thời gian làm liên lạc). Bà hỏi; như vậy bà có được hưởng chế độ gì không và liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết? Nguyễn Vĩnh Phúc Đại biểu HĐND P. Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Tuận ĐT: 0908180646, email: vinhphuc1953@gmail.com
Hỏi bởi: Nguyễn Vĩnh Phúc lúc 08/10/2013 11:04:42 SA
Trả lời:  http://nguoicocong.gov.vn. Cục Người có công xin trả lời như sau: Điều 32 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm…”. Do câu hỏi của ông chưa rõ nên Cục Người có công chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Xin hỏi: Trường hợp con TB đã học cao đẳng được 1 năm và đã được giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục.Vì lý do sức khỏe, bệnh tật đã bỏ dở dang việc học cao đẳng, nay lại tiếp tục theo học hệ trung cấp sư phạm của 1 trường cao đẳng khác thì có được giải quyết hưởng chế độ ưu đãi giáo dục tiếp không?được hưởng như thế nào? trân trọng cảm ơn.
Hỏi bởi: Nguyễn Trung Thông lúc 20/09/2013 8:22:47 SA
Trả lời:  Căn cứ tiết a, điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ phạm vi áp dụng: “… học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Vì vậy trường hợp đã hưởng ưu đãi trong giáo dục ở hệ cao đẳng thì không được hưởng chế độ ưu đãi ở hệ trung cấp./.
bố tôi có hai thẻ thương binh hạng 3/4: 41% và bệnh binh hạng 2: 61%. hiện nay bố tôi đang hưởng chính sách theo chế độ thương binh. Vậy xin phép được hỏi với các chế độ chính sách mới hiện nay bố tôi có được hưởng cả 2 chế độ hay không? Xin Cục người có công cho ý kiến và trả lời. Rất mong nhận được phản hồi nhanh nhất.Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: hoàng thị hạ lúc 11/09/2013 11:26:24 SA
Trả lời:  Khoản 5 Điều 31 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định thương binh đồng thời là bệnh binh như sau: 1. Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. 2. Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật: a) Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên; b) Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ; Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp. Trường hợp bố của bà nếu đủ điều kiện về thời gian công tác hoặc điều kiện về giám định như quy định đã nêu thì được hưởng đồng thời 2 chế độ thương binh và bệnh binh./.
Tại Điều 46 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Điều 33 Thông tư số 05/TT-BLĐTBXH có quy định về hồ sơ thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho những người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày trước đây đã được hưởng trợ cấp 1 lần. Nhìn vào Mẫu TĐ1 của Thông tư số 05/TT-BLĐTBXH thấy rất đơn giản: Người thuộc diện thụ hưởng chỉ cần điền tên, ngày sinh, số Quyết định đã được trợ cấp trước đây sau đó nộp cho UBND cấp xã là xong. Tuy nhiên, đối với rất nhiều trường hợp (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số)khi được trợ cấp 1 lần trước đây họ không có nhận quyết định trợ cấp hoặc quyết định trợ cấp đã bị thất lạc thì việc lập hồ sơ là không thể làm được. Trong khi đó xin sao lục tại Phòng LĐTBXH huyện và Sở LĐTBXH tỉnh đều bị từ chối sao lục. Không lẻ những người bị thất lạc quyết định không thể được hưởng chính sách mà đáng lẻ họ phải được hưởng theo quy định? Ý kiến cá nhân: Từ Trung ương phải quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện, Phòng LĐTBXH huyện và Sở LĐTBXH tỉnh phải tạo điều kiệ
Hỏi bởi: Đinh Văn Yên lúc 10/09/2013 5:12:07 CH
Trả lời:  Theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định chi tiết trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được hưởng trợ cấp 1 lần nay làm thủ tục chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng như sau: Cá nhân lập bản khai gửi UBND cấp xã nơi cư trú. Sau đó các bước tiếp theo sẽ do các cơ quan gồm UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện tiếp. Cá nhân ngoài việc lập bản khai không phải thực hiện thêm thủ tục nào nữa./.
Tôi có đọc và nghiên cứu các nghị định và văn bản kể cả văn bản mới đây là Nghị định 31 của Chính phủ V/v quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tôi thấy chưa cụ thể về chê độ mai táng phí cho đối tượng chính sách người có công khi chết; hiện nay được tính như thế nào, mức cụ thể quy định ra sao ? Tại công văn nào?
Hỏi bởi: Sô Minh Chiến lúc 06/09/2013 5:30:51 CH
Trả lời:  Khi người có công chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí với mức theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Nếu người có công không thuộc đối tượng do bảo hiểm xã hội chi trả thì trợ cấp mai táng phí được chi từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Bà ngoại tôi được hưởng chế độ thương binh với mức trợ cấp 748000d/tháng, có công với cách mạng 653000d/tháng. bà ngoại tôi được tặng thưởng huân chương kháng chiến chống mỹ hạng ba, kỉ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt từ, đày. Theo nghị định 31/2013/NĐ-CP thì người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày được hưởng 0,6 lương cơ bản. Vậy, bà ngoại tôi có được hưởng chế độ đó hay không và thủ tục như thế nào
Hỏi bởi: hoang son lúc 23/08/2013 8:17:20 SA
Trả lời:  Trường hợp của bà ngoại ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
Gia đình Liệt sỹ còn 5 người chị,em ruột của Liệt sỹ,( Trong đó có 2 người em trai, và 4 chị gái đã đi lấy chồng)Khi bố mẹ Liệt sỹ còn sống các cụ ở với người con trai út, bàn thờ hương hỏa gia tiên và Liệt sỹ do các cụ đảm nhiệm , đến khi bố, mẹ liệt sỹ lần lượt qua đời, khi chết các cụ không có di chúc. đến nay khi triển khai chế độ thờ cúng Liệt sỹ theo pháp lệnh 04 thì xảy ra tranh chấp giữa 2 người em trai Liệt sỹ, UBND xã mời tất cả 5 chị em đến để họp bàn thống nhất ủy quyền cho 1 người lập hồ sơ thờ cúng Liệt sỹ. Kết quả 4 chị gái ủy quyền cho người em với lý do: Lúc trước ông bà còn sống ở với người em và được người em chăm sóc, hiện người em đang giữ bằng TQGC (mặc dù không được ủy quyền của bố mẹ Liệt sỹ bằng văn bản). Người anh đòi quyền thờ cúng Liệt sỹ với lý do sảy vai xuống cánh là anh cả trong gia đình nên cũng có quyền.Xin hỏi UBND xã có thể vận dụng Thiểu số phục tùng đa số được không. Nếu không giải quyết theo cách nào xin các bác cho xin ý kiến chỉ đạo.Các bác cố
Hỏi bởi: tran van linh lúc 16/08/2013 7:48:02 SA
Trả lời:  Việc thống nhất uỷ quyền người thờ cúng liệt sĩ thuộc trách nhiệm của gia đình, họ tộc liệt sĩ. Nếu gia đình, họ tộc liệt sĩ chưa thống nhất được uỷ quyền người thờ cúng liệt sĩ thì không có căn cứ giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Xin tư vấn cho tôi trường hợp như sau: Cha tôi là đối tượng hưởng hưu trí, đồng thời hưởng thương binh, tuất liệt sỹ. Khi còn sống cha tôi có cưới thêm vợ 2 sau khi mẹ tôi qua đời. Mặc dù con cái và họ hàng phản đối nhưng cha tôi vẫn đăng ký kết hôn và nhập hộ khẩu cho bà. Nay cha tôi đã qua đời. Theo quy định cha tôi được hưởng trợ cấp mai táng phí tại bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp phụ cấp ưu đãi; và vì cha tôi mất vào ngày 05/7/2013 nên theo quy định cha tôi vẫn được hưởng các khoản lương hưu trí, thương binh, tuất liệt sỹ của tháng 7/2013. Vậy các khoảng trợ cấp nêu trên ai là người được hưởng hợp pháp? Bởi vì khi cha tôi còn sống vợ kế không hề thực hiện trách nhiệm chăm sóc ông. Khi ông mất anh em chúng tôi là người đứng ra lo mai táng cho ông. Vậy nếu chúng tôi muốn hưởng tất cả các khoản trợ cấp nói trên thì có được không? Nếu được hay không thì căn cứ theo những văn bản quy định nào? Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Phan Thị Thanh Nhàn lúc 16/08/2013 7:45:09 SA
Trả lời:  Trợ cấp tháng 7 của cha bà được tính là di sản để lại. Khi cha bà mất đi không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
Tôi nhập ngũ ngày 08/4/1969. Từ tháng 8/1969, huấn luyện tại Đoàn 22 QK 4( đóng tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa). Từ tháng 02 năm 1970 đến tháng 03/ 1971, chiến đấu tại chiến trường Lào, thuộc C16, E148, F 316. Bị thương ngày 09/03/1971 tại chiến trường Lào.Từ tháng 03/1971 đến tháng 10 năm 1971, học lớp Y tá tại Tiểu đoàn Quân y, Bộ tư lệnh Miền tây. Từ tháng 10/1971 đến tháng 10/1973, làm Y tá tại C2, D15,đơn vị công binh thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây.Từ tháng 10/1973 đến tháng 10/1974, về đơn vị an dưỡng tại C5, Đoàn 70, Quân khu 4. Tháng 10 năm 1974, được Đoàn 70 QK 4 ra QĐ cho phục viên, về quê tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh ( Nay đoàn 70 QK 4 đã giải thể). Tháng 2 năm 1981, tôi đưa gia đình vào Miền Nam đi xây dựng kinh tế mới tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai( nay là xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).Làm cán bộ địa phương tại đây, và đã được nghỉ hưu từ tháng 10/2010. Tháng 10 năm 2009, do di chuyển chỗ ở, nên Quyết định phục viên của
Hỏi bởi: Ngô Xuân Thái lúc 16/08/2013 7:41:25 SA
Trả lời:  Quyết định phục viên đối với quân nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng. Thời điểm ông bị thương ngày 9/3/1971 ông công tác tại C16 E148 F316 thuộc quân đội quản lý. Về hồ sơ, thủ tục xác nhận thương binh: Điều 69 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định người bị thương khi đang phục vụ trong quân đội do Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể. Đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn cụ thể./.
Tôi có người em sinh năm 1985, trên đường đi về nhà có nghe tiếng kêu cứu trong nhà, khi đến thì thấy lửa đang bốc cháy trong nhà, em tôi liền chạy vào dập lửa không cho lửa bùng to. Trong đó, phía cửa xăng tràn trên sàn và bén lửa rất mạnh nên em tôi quay lại dập tắt thì bị trượt chân ngả xuống ngay đám lửa và bị cháy toàn thân. Vậy trường hợp em tôi có được xác nhận là thương binh không, thủ tục thế nào, gặp cơ quan nào Xin chân thành cám ơn
Hỏi bởi: Nguyễn Đình Cả lúc 16/08/2013 7:38:34 SA
Trả lời:  Nếu biên bản xảy ra sự việc thể hiện đúng như ông trình bày thì em của ông có thể được xem xét giải quyết chế độ người hưởng chính sách như thương binh do đã có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Hồ sơ xác nhận và thủ tục hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Đề nghị Cục người có công cho chúng tôi được biết, các đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với người có công theo Nghị định số: 47/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ hiện còn thực hiện không; bởi vì ở địa phương chúng tôi nhiều người gửi hồ sơ cho các cơ quan chức năng từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Hỏi bởi: Nguyễn Vĩnh Phúc lúc 09/08/2013 11:34:05 SA
Trả lời:  Nghị định số 47/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH10 ngày 14/2/2000 sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã hết hiệu lực thi hành kể từ khi Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực. Về ưu đãi người có công với cách mạng, ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Qua qua s trình thực hiện NDD54, HD theo TT16 về WDGD-ĐT tôi thấy có một bất cập nhỏ, đó là: Mẫu Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo không có tên người có công cho nên mỗi khi cầm trên tay Quyết định đó thì không biết được con đối tượng nào. Nếu, muốn biết thì phải tra lại hồ sơ nên mất công, khó quản lý. Trước đây đã góp ý cho Sở LĐTBXH nhưng vẫn chưa được điều chỉnh. Nay đề nghị lần này Bộ nên đưa vào mẫu để tiện theo dõi quản lý, xin cảm ơn./.
Hỏi bởi: Nhật Ca lúc 09/08/2013 11:33:58 SA
Trả lời:  Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xin ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Xin ghi nhận ý kiến của bà trong quá trình hoàn thiện Thông tư liên tịch./.
Kính gửi Cục Người có công. Ba tôi là Trịnh Danh, mất tháng 12-1966.Các giấy tờ có liên quan của ba tôi đã bị thất lạc. Nay tôi tìm lại được 1 bản lý lịch mà ba tôi đã viết vào tháng 2-1960. Bản lý lịch này được sao y bản chính viết vào tháng 5-1959, có người chứng thực. Trong lí lịch, có đoạn ba tôi khai về quá trình hoạt động cách mạng như sau: Quá trình hoạt động cách mạng: -Trước cách mạng: Lúc nhỏ tôi đi học, sau ở nhà tham gia sản xuất với gia đình. Lúc bấy giờ ở nhà , tôi có tham gia với các đ/c cũ trong việc kiện cáo chống bọn lý hương, cường hào, những vụ công điền, thuế khóa. Sau tôi có đi dạy học(hương sư) độ một năm. Tiếp đó tôi được các đ/c cũ trong thôn, xã dìu dắt tham gia Việt Minh bí mật (gần bán công khai). -Trong kháng chiến đến khi đình chiến: Tôi tham gia Việt Minh đến lúc cách mạng tháng 8-1945 ra đời, tôi đã làm những công tác: phụ trách thanh niên xã, bình dân học vụ xã, ủy viên tuyên truyền giáo dục trong ủy ban lâm thời xã. Qua Năm 1946 tôi ở tro
Hỏi bởi: Trịnh Thị Thiện lúc 09/08/2013 11:31:00 SA
Trả lời:  Tại Điều 10 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định: “Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”. Người tham gia hoạt động cách mạng ở cấp xã nhưng không phải là người đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã thì không thuộc diện xem xét công nhận.
Xin hỏi một số trường hợp như sau: 1./ Trường hợp đang hưởng thương binh do chiến đấu bị thương và do các vết thương tù, đày (tổng hợp các vết thương do chiến đấu và vết thương thực thể do bị tra tấn) 2./ Trường hợp đang hưởng thương binh do chiến đấu bị thương và bị tù, đày làm suy nhược thần kinh, .. (không có vết thương thực thể khi bị tù, đày)(tổng hợp các vết thương do chiến đấu và các ảnh hưởng do bị tra tấn) 3./ Trường hợp đang hưởng thương binh do các vết thương tù, đày (không có vết thương do chiến đấu) Hỏi các trường hợp trên có được xem xét hưởng tù, đày hàng tháng hay không? Theo qui định nào?
Hỏi bởi: Đoàn Tiến Phương lúc 09/08/2013 11:28:56 SA
Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến có hoặc không có vết thương thực thể đã giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 thì vẫn được xem xét, giải quyết thêm chế độ trợ cấp tù đày hàng tháng./.
Cha tôi Lê Quang Nậm sinh năm 1940 tại Hạ Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, tham gia đi chiến trường B vào ngày 1/4/1963.(theo diện Hồ sơ Bộ quốc phòng quản lý) Sau hòa bình lập lại, cha tôi về quê Hạ Trạch nhận Hồ sơ đi B để làm chính sách người có công thì xảy ra một việc là lúc khai thông tin tên họ thì người ghi hồ sơ năm 1963 lại ghi tên cha tôi là Lê Quang Lậm nên không trùng khớp với tên trong giấy tờ của cha tôi là Lê Quan Nậm. Chính vì vậy, cha tôi không làm thủ tục để hưởng chính sách được. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này thì phải làm như thế nào để nhận lại hồ sơ của cha tôi. Hiện tại cha tôi vẫn còn sống, nhưng rất tiếc là các giấy tờ, bằng khen lại mất hết. Kính mong tha thiết Cục người có công hướng dẫn để tôi và cha tôi nhận lại Hồ sơ đi B.
Hỏi bởi: Ngô Minh Sang lúc 09/08/2013 11:26:28 SA
Trả lời:  Hồ sơ đi B thuộc diện Bộ Quốc phòng quản lý, việc sửa đổi thông tin cá nhân hoặc có nguyện vọng nhận lại hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng. Đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng để được trả lời cụ thể./.
Co chinh sach nao noi ve tien huan chuong cua liet si khong ? me toi la ba me VNAH,duoc toi phung duong nhieu nam.bay gio me toi chet,vay toi co duoc nhan tien phuc vu me VNAH theo chinh sach moi khong ?
Hỏi bởi: le ngoc sang lúc 09/08/2013 11:24:42 SA
Trả lời:  1. Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày 01/01/1995 như sau: “Đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Nghị định này là thân nhân của Người có công với cách mạng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ đã chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995”. Trong đó có thân nhân người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được tặng thưởng Huân, Huy chương Kháng chiến hoặc Huân, Huy chương Chiến thắng. Hiện nay trợ cấp một lần đối với người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương chết trước ngày 01/01/1995 (trong đó có liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ) được quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28/5/2012 của Chính phủ, mức trợ cấp 1.000.000 đồng 2. Chế độ người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được thực hiện từ ngày 01/9/2012 theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và chỉ thực hiện đối với bà mẹ hiện còn sống tại gia đình. Trường hợp bà mẹ đã được phong tặng mà chết sau ngày 01/9/2012, chưa được hưởng trợ cấp người phục vụ thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được truy lĩnh khoản tiền trợ cấp này từ ngày 01/9/2012 đến ngày bà mẹ chết./.
Tôi là cháu NỘI của mẹ VNAH. Sau đây tôi xin trình bày sự viêc như sau: nội tôi được nhà nước trao tăng danh hiệu bà mẹ VNAH năm 1996 với những đóng góp và hy sinh trong cách mạng.Cụ thể là nội tôi có chồng và hai con hy sinh trong kháng chiến.Cùng năm 1996, nội được công ty bia SÀI GÒN trao tặng nhà tình nghĩa .Sau nhiều năm sử dụng nhà đã xuống cấp. năm 2010,nội tôi đã làm đơn xin sửa chữa nhà. Nhưng chưa được nhà nước cấp cho tiền sửa nhà thì cuối năm 2011 nội tôi đã qua đời vì tuổi già.Hiện nay,cha tôi đang thờ cúng Ông Nội và hai Bác là liệt sĩ. Vừa qua,tôi được biết chính phủ có Quyet đinh 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng.Nay tôi viết thư này để hỏi “người có công “. Vậy cha tôi có được cấp chi phí để sửa chữa nhà Tình Nghĩa theo điều “ thân nhân liệt sĩ “ của Quyết định trên không?
Hỏi bởi: lê ngọc sang lúc 09/08/2013 11:21:33 SA
Trả lời:  Điều 2 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công về nhà ở quy định đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, trong đó có thân nhân liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định thân nhân liệt sĩ là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. Thân nhân liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Quyết định số 22/3013/QĐ-TTg phải là những người như sau thì được hỗ trợ nhà ở: 1. Có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành. 2. Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau: a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới; b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà. Như vậy, trường hợp cha của ông nếu đảm bảo các điều kiện đã nêu thì thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg./.
Ông nội tôi tham gia chiến đấu chống Pháp tại Hải Phòng và bị bệnh mất tại chiến trường vào năm 1959. Khi ông mất có giấy công nhận tử sĩ của ông gửi về và bố tôi đã được hưởng tiền tuất đến 18 tuổi. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của ông nội tôi thì có được hưởng chế độ trợ cấp gì không? Hiện tại bà nội tôi 88 tuổi và vẫn còn sống. (Gia đình tôi đã làm mất giấy tờ liên quan). Nếu được hưởng trợ cấp thì gia đình tôi cần làm những thủ tục gì và gửi ở đâu? Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Nguyễn Thị Huế lúc 02/08/2013 4:42:33 CH
Trả lời:  Khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định rõ những trường hợp chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận liệt sĩ. Trường hợp ông nội của bà đã được công nhận là tử sĩ thì không thuộc diện xác nhận liệt sĩ. Do đó, thân nhân không được hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Về chế độ đối với thân nhân của tử sĩ, đề nghị bà liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng để được trả lời theo thẩm quyền./.
Trong NĐ 31/2013/NĐ -CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 . Điều 21:Trợ cấp thờ cúng với liệt sỹ có quy định Liệt sỹ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng * Vậy theo tôi hiểu là trường hợp liệt sỹ không còn thân nhân hưởng chế độ tuất hàng tháng sẽ được hưởng chế độ thờ cúng mỗi năm 1 lần mức hưởng sẽ là 500.000 đồng. Tôi muốn hỏi như sau. 1/ Những trường hợp liệt sĩ có thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng là vợ liệt sỹ đã đi tái giá thì người thờ cúng liệt sĩ có được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ không? 2/ Nếu trường hợp nêu trên mà được thì tôi muốn biết vợ liệt sĩ đi tái giá có còn là thân nhân liệt sĩ hay không? Khi mà trong Điều 4. Giải thích từ ngữ có nêu '' Thân nhân liệt sỹ bao gồm cha mẹ đẻ vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ''
Hỏi bởi: Thuy lúc 02/08/2013 4:40:20 CH
Trả lời:  Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định thân nhân liệt sĩ là cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng tiếp tục khẳng định “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ”. Trường hợp vợ liệt sĩ đã đi lấy chồng khác thì không còn được coi là thân nhân liệt sĩ nữa. Khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định: “Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”. Tại Điều 10 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 cũng quy định: “Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng lập hồ sơ” để hưởng trợ cấp thờ cúng. Như vậy, trường hợp vợ liệt sĩ đã đi lấy chồng khác (đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng) và liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng./.
Bố mẹ tôi sinh được 10 người con (6trai và 4 gái) trong đó có 2 con là liệt sĩ : + Một là : Liệt Sĩ Bùi Văn Hoạt,sinh năm 1954 hi sinh năm 1974 tại mặt trận phía nam(hiên mất mộ) + Một là : Liệt sĩ Bùi Văn Thiết,sinh năm 1966,hi sinh năm 1987,hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang Tiên Yên Ba Trẽ - Tỉnh Quảng Ninh Vậy mẹ tôi - bà Nguyễn Thị Cúc : Xóm 8 Thôn Tiến Lợi,xã Nam Thanh,huyện Tiền Hải,Tỉnh Thái Bình có được xét tặng danh hiệu mẹ VN Anh Hùng theo pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 không?
Hỏi bởi: Đặng Thị Liên lúc 02/08/2013 4:36:09 CH
Trả lời:  Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt nam anh hùng”: - Có 2 con trở lên là liệt sĩ; - Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ; - Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ ; - Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Trường hợp của mẹ bà có 2 con là liệt sĩ đủ điều kiện được xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt nam anh hùng”. Đề nghị bà liên hệ với cơ quan Thi đua – Khen thưởng ở địa phương để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục hồ sơ xét phong tặng (hoặc truy tặng) theo thẩm quyền./.
Tôi có một người thân lên đường nhập ngũ năm 1983 và được huy động sang Campuchia để giúp nước bạn. Trong một lần bị địch tấn công đã bị bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót bên nước bạn. Ông có giấy báo tử, có bằng khen Tổ quốc ghi công và được công nhận là một liệt sĩ. Hiện nay ông trở về được quê hương nhưng không một mảnh đất cắm dùi, không được các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề hộ khẩu thường trú và không được bất kỳ một cơ quan nào quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để được trở lại là một công dân nước Việt Nam bình thường chứ không nói gì đến chế độ chính sách đối với người có công. Trường hợp người nhà tôi cũng được coi như trường hợp ông Phan Hữu Được - Liệt sĩ trở về. Tôi rất mong Cục người có công cho tôi và gia đình được biết trường hợp người nhà tôi có được giải quyết nơi ăn chốn ở và các chế độ chính sách hay không? nếu được thì chúng tôi phải làm gì để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho? Thay mặt gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn Cục người có công. Chún
Hỏi bởi: Lê Thị Bích Liên lúc 02/08/2013 4:32:42 CH
Trả lời:  Trường hợp quân nhân trước đây đã được công nhận là liệt sĩ, nay trở về quê hương thì cần liên hệ trực tiếp cơ quan quân sự địa phương để được hướng dẫn xác lập hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi theo thẩm quyền. Trường hợp quân nhân nêu trên khi trở về quê hương, có khó khăn trong cuộc sống thì cần đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) nơi gia đình sinh sống để được chính quyền địa phương xem xét, giúp đỡ./.
kính gửi : cục người có công Hồ sơ xét công nhận người có công của ông tôi đã hoàn tất bao gồm: 1- bản trích lục hồ sơ liệt sỹ : Phan Văn Đoàn sinh năm 1889 Đảng viên ĐCSDD bằng tổ quốc ghi công số ZA 1296c theo quyết định số :424TTg ngày 01/12/1959 2- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 đã hi sinh từ trần . đứng tên Nguyễn thị Chiến ( là con dâu của liệt sĩ) thường trú tổ 28 khu 4 phường Dữu lâu - TP Việt trì - tỉnh phú thọ viết ngày 19/4/2012 3- bản khai đề nghị hưởng trợ cấp 1 lần . người được uỷ quyền nhận trợ cấp 1 lần là : Nguyễn thị Chiến sinh ngày 31 tháng 12 năm 1941 do UBND xã Dữu lâu xác nhận ngày 20/4/2012 4- Biên bản xét đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 đã hi sinh từ trần ( để được hưởng chế độ ưu đãi ) ngày 23/6/2011 của Ban thường vụ Đảng uỷ xã Xuân Tường - huyện Thanh Chương - Ngệ An đã ký 5- Biên bản xét đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 đã hi sinh từ
Hỏi bởi: phan thế hùng lúc 31/07/2013 9:06:38 SA
Trả lời:  Trường hợp ông hỏi đủ điều kiện giải quyết chế độ đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đã hy sinh, từ trần. Việc trả lời của công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ, nếu thấy sai đề nghị ông khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, xử lý./.
cho hỏi theo nghị định 56/2013/NĐ-CP thì bà nội tôi được xét truy tặng bè mẹ việt nam anh hùng (bà đã mất), và ba tôi thân nhân (con) làm hồ sơ, trong giấy ủy quyền tôi không được rõ lắm,tức nghĩa là ai ủy quyền cho ai và như thế nào, bà nội tôi hiện có ba tôi và chú tôi còn sống. xin cảm ơn
Hỏi bởi: Lê Văn Việt lúc 30/07/2013 4:06:51 CH
Trả lời:  Trường hợp người được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã từ trần thì đại diện thân nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ lập hồ sơ xét duyệt cho bà mẹ. Bà mẹ đã từ trần có nhiều con thì các con thống nhất ủy quyền cho 01 người đại diện để lập hồ sơ xét duyệt./.
Lịch sử Đảng bộ xã Chợ Lầu, Bắc Bình, Bình Thuận có ghi: "Cuối tháng 12 năm 1947, ông Nguyễn Đàm làm Chủ nhiệm Việt minh xã Dân Thắng, ... Và sau đó, làm Bí thư chi bộ xã Minh Thắng... Xin hỏi, với thông tin trên, ông Nguyễn Đàm có thuộc diện Người có công với cách mạng không? Nếu có thì thuộc diện nào? Nếu không thì ông có thuộc diện chính sách nào khác của nhà nước hay không?
Hỏi bởi: Nguyễn Văn Lý lúc 30/07/2013 3:52:07 CH
Trả lời:  Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng đã quy định 12 đối tượng thuộc diện người có công với cách mạng đó là: 1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 3. Liệt sĩ; 4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 6. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; 7. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 8. Bệnh binh; 9. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 10. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 11. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; 12. Người có công giúp đỡ cách mạng. Đến nay, về cơ bản, những người có công với cách mạng đã được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi. Do câu hỏi của ông chưa rõ nên Cục Người có công chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tôi tham gia chiến đấu tại mặt trận Thượng Lào - Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng năm 1971-1972 và bị bom B52 đánh vào đội hình và làm cho tôi cùng các đồng chí khác bị ảnh hưởng sức ép của bom, sau khi điều trị tại bệnh xá tôi tiếp tục cùng đơn vị công tác và chiến đấu đến khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1999, tôi được đơn vị cấp giấy chúng nhận bị thương để làm chế độ 1) Hồ sơ của tôi được q\Cơ quan quân đội xác lập theo thông tư 2285QP-TT ngày 21-1-1995 của Bộ Quốc phòng đã ghi trong quyết định số 73QDDK3 ngày 15-6-2001. Nhưng khi thanh tra Bộ Lao động thương binh- xã hội về kiểm tra lại hồ sơ của tôi lại cho là thiết lập theo thông tư 16/1998/TTLT-BLĐTXH-BQP-BCA cho là hồ sơ của tôi không đủ điều kiện, bác bỏ hồ sơ của tôi. Như vậy là không thống nhất trong việc thực hiện giữa các Bộ. 2)Bản thân tôi đã được cấp giấy chứng nhận bị thương sau khi bị thương của sư đoàn 312, có danh sách Quân nhân bị thương trong hồ sơ lưu trữ của sư đoàn 312. Như vậy là tôi có đủ điều
Hỏi bởi: Đặng Văn Bứa lúc 30/07/2013 3:50:17 CH
Trả lời:  Nội dung ông hỏi không thuộc thầm quyền trả lời của Cục Người có công. Đề nghị ông liên hệ với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét trả lời./.

Tôi có chú ruột là Liệt sỹ Trần Tuấn Khanh - Đơn vị: C16/E141/F312. Hy sinh trong trận đánh Mèo Lai. An táng ban đầu Tại hang Pa Chay - Xiêng Khoảng - Lào(Tọa độ 338 - 2165 - Tôi đã trực tiếp gặp Ban chính sách Sư 312 để xin trích lục và sơ đồ an táng ban đầu). Tôi đã đi tìm kiếm, và được Đại tá Hồ Trọng Bình trưởng đoàn qui tập liệt sỹ Nghệ An thì được Đại tá chỉ cho tôi là đã qui tập hài cốt chú tôi về lô B1- nghĩa trang Việt - Lào( Anh Sơn - Nghệ An)song bị mất danh tính. Ngày 19/6/2013 Tôi cùng cô tôi là em Liệt sỹ đến Nghĩa trang thăm viếng liệt sỹ. Như vậy Gia đình tôi có thuộc đối tượng được đi thăm viếng Liệt sỹ theo pháp lệnh Người có công hay không? Nếu đúng đối tượng thì gia đình tôi có được hưởng chế độ thăm viếng liệt sỹ theo pháp lệnh Người có công hay không?
Hỏi bởi: Trần Hồng Thúy lúc 26/07/2013 8:32:25 SA
Trả lời:  
Tôi có Em trai là Liệt sĩ Nguyễn văn Long, Hi sinh 18-01-1978, tại Hà Tiên Kiên giang. Em tôi sinh tại Hà Nội , Năm 1958. Quê Thôn Quan Xuyên, xã Thành Công, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nơi ở và nhập ngũ (10-1976) Khu tập thể Xí nghiệp May 10, Gia Lâm, Hà Nội. Sau khi hi sinh nghe đơn vị kể lại là được an táng tại nghĩa trang xã Ba Chúc, huyện Bẩy Núi, Tỉnh An Giang, sau đó nghĩa trang đã quy tập về các nơi, nên hiện nay không tìm được. Nguyện vọng của gia đình là có một ngôi mộ như một ngôi nhà cho Liệt sĩ tại quê hương, để sau này con cháu có nơi thắp hương và tưởng nhớ đến cha, Ông người đã hi sinh cho Tổ Quốc, và cũng ấm lòng liệt sĩ vì các cháu vẫn nhứ tới Ông, người đã hi sinh vì Tổ Quôc. Tôi đã làm đơn gửi UBND xã Thành công nhưng được trả lời là không được vì không đi bộ đội ở quê. Nay được trả lời là phải chuyển chế độ liệt sĩ về tỉnh Hưng Yên thì mới đươc. Trong khi đó Bố, Mẹ tôi ( cán bộ 40 và 60 năm tuổi Đảng ) đã mất, hiện nay chỉ còn chế độ hương khói gio
Hỏi bởi: Nguyễn vă Luận lúc 25/07/2013 5:18:39 CH
Trả lời:  Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009: "Không xây mộ không có hài cốt (mộ vọng, mộ tượng trưng....) trong nghĩa trang liệt sĩ". Việc gia đình ông xây mộ vọng trong nghĩa trang nhân dân không thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ông liên hệ với chính quyền địa phương để được xem xét và trả lời theo thẩm quyền./.
Tôi có một câu hỏi xin trân trọng đề nghị cục người có công xem xét giúp đỡ: Hiện nay Bác tôi đang thờ cúng 2 liệt sỹ, theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì Bác tôi được hưởng chế độ thờ cúng là 500.000 đ/năm hay 1.000.000 đ/năm? Trân trọng đề nghị cục người có công sớm xem xét và trả lời giúp để bác tôi được hưởng chế độ theo đúng quy định./.
Hỏi bởi: Vũ Đức Lợi lúc 25/07/2013 4:29:03 CH
Trả lời:  Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điêu của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định "liệt sĩ không còn hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng". Trường hợp bác của công nếu hiện thờ cúng 02 liệt sĩ theo quy định được hưởng mức trợ cấp liệt sĩ 1.000.000 đồng/năm.
me toi duoc huong che do thuong binh 4/4 voi muc tro cap la 748000d/thang. co cong voi cach mang 653000d/thang. me toi la nguoi hoat dong cach mang bi dich bat tu day. vay me toi co duoc huong che do tro cap nguoi hoat dong bi dich bat tu day nua hay khong
Hỏi bởi: nguyen thanh son lúc 19/07/2013 9:20:25 SA
Trả lời:  Trường hợp của mẹ ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
em co bố là thương binh hạng 4/4, tỉ lệ thương tật 21%. hiện nay em đang học ngày quản trị kinh doanh, chương trình cử nhân Quốc tế của Viện đào tạo quốc tế, trường đại học kinh tế quốc dân. Vậy em có được hưởng chế độ ưu đãi học sinh sinh viên không
Hỏi bởi: hữu kiên lúc 19/07/2013 9:09:53 SA
Trả lời:  Căn cứ tiết a, điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ phạm vi áp dụng: “… học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài và học sinh, sinh viên học liên kết có yếu tố nước ngoài.
Đến thời điểm hiện tại con thương binh trên 20% theo học các lớp học tập trung của ngành công an (có hưởng sinh hoạt phí) thì có được hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo hay không (hưởng trợ cấp một lần để mua sách, vở, dụng cụ học tập theo thông tư số 16/2006 ngày 20/11/2006. Và người học ở ngàng công an (có hưởng sinh hoạt phí) nộp hồ sơ trễ có được truy lĩnh trợ cấp một lần mua sách vở và đồ dùng học tập cho những năm đã học hay không?
Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 19/07/2013 9:08:19 SA
Trả lời:  Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học thì không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Tôi là Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ trước tháng 9/2012, số tiền mỗi tháng là: 1.840.000 đồng (tỷ lệ 35%). Nhưng qua nghiên cứu Pháp lệnh 04 và nghị định 31 thì: 1. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 4 ưu đãi người có công: a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưởng. Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng 12năm 2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 (trường hợp của tôi sẽ hưởng mức 2.819.000 đồng). 2. Nhưng theo quy định tại khoản 6 Điều 42 (Nghị định 31 ngày 9/4/2013) Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học “Người hoạt động kháng chiến bị
Hỏi bởi: Đặng Văn Tài lúc 15/07/2013 3:04:14 CH
Trả lời:  Tại Điểm a Khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 01 tháng 09 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: "Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên". Tại Điểm c Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/7/2013 quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng chế độ trước ngày 01/9/2012 như sau: "Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 1 Điều này từ ngày 01/01/2013". Như vậy theo quy định trên thì không có sự mâu thuẫn giữa Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP. Trường hợp của ông đã được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/9/2012, Biên bản giám định y khoa kết luận ông suy giảm khả năng do bệnh tật 35% thì ông sẽ được chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%: mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn.
Kính thưa quý cục :Đối tượng con bệnh binh 61%thuộc diện trợ cấp ưu đãi hàng tháng nhưng chưa được được cấp sổ ưu đãi do học TTGDTX. đến năm 2010 đối tượng thi và trúng tuyển vào trường Cao đẳng vinatex khóa 2010-2013. đến tháng 7 năm 2012 đối tượng mới làm thủ tục đề nghị cấp sổ và đã được cấp sổ ưu đãi giáo dục vào tháng 12 năm 2012. Như vậy đối tượng có được Truy lĩnh số tiền ưu đãi giáo dục của năm học 2010-2011 hay không. Xin các bác nghiên cứu trả lời sớm để chúng em có hướng giải quyết. Xin cám ơn
Hỏi bởi: tran van mong lúc 15/07/2013 2:36:25 CH
Trả lời:  Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công thì con của bệnh binh suy giảm khả năng là động do bệnh tật 61% theo học ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Trường hợp con của bệnh binh trên sẽ được truy lĩnh và hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo từ năm học đầu tiên tại trường Cao đẳng Vinatex
Tôi muốn thay đổi dữ liệu (tên đệm, tuổi) trên thẻ thương binh cho phù hợp với chứng minh nhân dân và hồ sơ công chức (dữ liệu trên hồ sơ công chức đã thay đổi theo NĐ 158/2005-CP) thì có thay đổi được không? nếu được thì gặp trực tiếp cơ quan nào, cấp nào?
Hỏi bởi: Chu Văn Du lúc 15/07/2013 2:19:39 CH
Trả lời:  Giấy chứng nhận thương binh (gọi là thẻ thương binh) do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thực hiện chi trả chế độ ưu đãi cấp và nội dung thông tin ghi trên thẻ thương binh được ghi đúng theo thông tin trong hồ sơ thương binh.Đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An để được hướng dẫn về thủ tục đính chính thông tin cá nhân trong hồ sơ thương binh theo thẩm quyền./.
cháu là con bệnh binh, đang theo học tại "HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ" PHÒNG lđtbxh nơi cháu thường trú trả lời không thực hiện trợ cấp UDDGD theo Thông tư 16 vì lý do cháu học tại cơ sở "Học viện" chứ không phải "TRƯỜNG" như các từ ngữ quy định theo thông tư 16 (TRƯỜNG ĐẠI HỌC....TRUNG CẤP, PTDTNT)không có quy định "học viện" .Vậy cách giải quyết của Phòng LĐTBXH thị xã Hương Trà Thừa thiên Huế là đúng không? hiện cháu đang theo học năm thứ 3 Học viện âm nhạc huế..rất mong Quý Cục NCC trả lời sớm cho cháu được rỏ với
Hỏi bởi: hoàng anh nam lúc 09/07/2013 1:13:14 CH
Trả lời:  Nếu anh là con bệnh binh đang theo học tại Học viện âm nhạc Huế thì được ưu đãi trong giáo dục. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hường Trà trả lời chưa thỏa đáng đề nghị anh liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Kính chào quý anh, chị, chú bác đang công tác tại Bộ lao động & thương binh xã hội Họ và tên: Võ Danh Thìn là con của Ông Võ Danh Thân Đội 2 thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bố tôi là chiến sĩ đoàn 104 (Binh đoàn 2 Giỏi Quảng Bình)tham gia kháng chiến từ những năm 1969 đến khi hoàn toàn giải phóng Miền Nam Thống nhất đất nước Ông từng tham gia vào nhiều chiến trường ác liệt tại tỉnh quảng Trị, chiến trường Hạ Lào, chiến trường đường Chính khe sanh vv.. trong khu vực bị Đế Quốc Mỹ rãi chất độc Màu da cam. Với thành tích được công nhận Huân chương nước bạn lào trao tặng, huynh chương hạng nhất do chính phủ VN tặng, Huy hiệu Trường Sơn sau khi thống nhất bố tôi vẫn phục vụ trong ngành đến năm 1990 thì về theo diện mất sức. Vậy tôi xin hỏi như bố tôi có được hưởng chế độ cho ngời tham gia kháng chiến trong vùng bị chất độc màu gia cam hay không nếu có thì thủ tục làm như thế nào. Vì lúc trước (năm 2005)ở quê tôi(Cam Thủy, Lệ Thủy,Quảng Bình) có làm chế độ h
Hỏi bởi: VÕ DANH THÌN lúc 09/07/2013 1:12:02 CH
Trả lời:  Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây: 1. Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên 2. Vô sinh 3. Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân./.
Kính gửi Cục Người có công Tôi có một thắc mắc cần giải đáp, Thưa quý cục tôi hiện đang hưởng chế độ thương binh,và đã được cấp kỹ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt tù, đày. cho tôi hỏi hiện nay nhà nước có ban hành pháp lệnh 04/2012/PL UBTVQH quy định chế độ người bị địch bắt tù, đày được hưởng chế độ hằng tháng, vạy trường hợp của tôi có thuộc diện được hưởng chế độ đó không và thủ tục, hồ sơ hưởng như thế nào. xin cảm ơn
Hỏi bởi: Nguyễn Thanh lúc 09/07/2013 1:10:41 CH
Trả lời:  Trường hợp của ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
Tôi có người chú họ đang hưởng thương binh hạng 1/4 tỷ lệ mất sức lao động do thương tật là 81 % đồng thời hưởng bệnh binh 2/3 có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 61%. Theo tôi được biết thì bệnh binh được tính tỷ lệ suy giảm khả năng lao động còn thương binh thì tính theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Vì vậy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cùng được đánh giá trên một cơ thể thì suy giảm khả năng lao động do thương tật sẽ thấp hơn tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (tính hưởng bệnh binh). Do đó trường hợp của Chú tôi có được một trong 02 trường hợp sau hay không: 1./ Điều chỉnh tỷ lệ mất sức lao động (trên hồ sơ bệnh binh cho phù hợp với hồ sơ thương tật). Có nghĩa rằng căn cứ vào hồ sơ thương tật để điều chỉnh tỷ lệ ở hồ sơ bệnh tật . 2./ Giám định lại để kết luận tỷ lệ mất sức lao động (ở hồ sơ bệnh binh)có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ thương tật (hồ sơ thương tật). Ít nhiều trong trường hợp này có tính bất hợp lý . Rất mong nhận được câu trả lời . Xin chân thành cảm
Hỏi bởi: Nguyễn Đức Liên lúc 22/03/2013 8:43:23 SA
Trả lời:  Vấn đề ông hỏi thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa. Đề nghị ông trao đổi với Hội đồng giám định y khoa Trung ương để được trả lời theo thẩm quyền./.
Cha tôi là Dương Văn Linh, Mất ngày 23-6-1995 đến ngày 29-12-2001 được công nhận là cán bộ "Tiền khởi nghĩa" . Mẹ tôi mất năm 1998. Ngày 30-7-2002 gia đình tôi nhân được số tiền 300000,0đ (Ba trăm nghìn đồng)Từ sổ lập phiếu trợ cấp "Tiền khởi nghĩa" mang tên cha Tôi là Dương Văn Linh, ngoài ra không nhận thêm bất cứ một khoản trợ cấp ưu đãi nào. Xin hỏi: Thân nhân (Con) có được nhận khoản tiền trợ cấp một lần theo nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X hay không ? Xin được trả lời nhanh vào email của tôi và trả lời trên Đài tiếng nói Việt Nam . Xin chân thành cám ơn !
Hỏi bởi: Dương Văn Hùng lúc 22/03/2013 8:40:46 SA
Trả lời:  Trong câu hỏi ông không nêu rõ trợ cấp một lần theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 bổ sung là trợ cấp gì? đối với đối tượng nào? Vì Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 là Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 trong Nghị quyết này không đề cập đến chế độ trợ cấp nào./.
Bà Nguyễn Thị Tâm; cư ngụ tại KP3, Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận được cấp 1.Giấy chứng nhận Thương binh số 70741 ngày 29 tháng 07 năm 1998 thương binh loại I; Hạng thương tật (29%). 2. Số trợ cấp mất sức lao động: số 391732 do Sở Thương binh và Xã hội Bình Thuận cấp ngày 01.06.1998. Bà Nguyễn Thị Tâm nghỉ mất sức từ ngày 01/6/1983 theo Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, được miễn giám định tỷ lệ mất sức lao động và được hưởng trợ cấp mất sức lao động. Đồng thời, Bà là thương binh với tỷ lệ thương tật 29% theo biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh ngày 30/11/1995. Vậy Bà Tâm có được hưởng đồng thời 02 chế độ; vừa hưởng phụ cấp mất sức và trợ cấp thương tật không.
Hỏi bởi: Nguyễn Vĩnh Phúc lúc 20/02/2013 1:50:01 CH
Trả lời:  Thông tư số 02/TBXH ngày 22/2/1982 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Những trường hợp về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động được miễn ra Hội đồng Giám định y khoa thì quyết định cho nghỉ việc cần ghi căn cứ Nghị quyết 16 ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng để khỏi nhầm lẫn với những trường hợp khác”. Do vậy, trường hợp của bà Tâm về nghỉ hưởng chế độ mất sức lao động theo quy định nêu trên thì được giải quyết đồng thời cả hai chế độ mất sức lao động và chế độ thương binh như đối với những trường hợp đã khám tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và suy giảm khả năng lao động do bệnh tật./.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Mục I Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ đối tượng được hưởng gồm có: “ … con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”. Thế nhưng, tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT/ BGDĐT-BTC -BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 thì quy định đối tượng được miễn học phí gồm: “ … con của thương binh, c
Hỏi bởi: Huỳnh Hồng Việt lúc 05/02/2013 3:09:24 CH
Trả lời:  1. Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần thực hiện theo Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ . 2. Về chế độ học phí, nếu đối tượng học tại cơ sở đào tạo công lập thì thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 theo đó: “…con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học” được miễn học phí (không bị dị dạng dị tật). Nếu đối tượng học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập, căn cứ Công văn số 6751/BTC-HCSN ngày 21/5/2012 của Bộ Tài chính thì thực hiện hỗ trợ học phí theo Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 (phải bị dị dạng, dị tật mới được hỗ trợ học phí). 3. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành, đề nghị chờ hướng dẫn mới sẽ có nội dung ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Tôi có vướng mắc trong việc làm thủ tục xét công nhận người có công với cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã hy sinh từ trần: Bố tôi là ông Vũ Đức thắng Sinh năm: 1923 tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và đã từ trần năm 1987. Về chính sách hướng dẫn xét công nhận người có công với cách mạng theo Công văn số 30-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban chấp hành Trung ương Đảng, gia đình tôi không được chính quyền cơ sở truyên truyền, phổ biến về quy trình xét và công nhận. Qua một vài người quen cũng có thân nhân là người hoạt động cách mạng và đã được xét công nhận và được hưởng các chính sách đối với người có công. Nên gia đình tôi đi tìm lại Hồ sơ Đảng viên của bố tôi trên Tỉnh ủy Tuyên Quang và đã tìm thấy,Hồ sơ đủ tiêu chuẩn để được xét. Nhưng công văn của tỉnh ủy đến 30/11/2012 là hết hạn nộp hồ sơ để xét duyệt. Cho nên tôi muốn hỏi: 1. Bây giờ tôi phải hỏi quy trình làm như thế nào để bố tôi được công nhận người có công khi đã hết hạn ở tỉnh? ( THeo công văn số 30-HD/BTCT
Hỏi bởi: Vũ Thị Tuyên lúc 22/01/2013 10:31:09 SA
Trả lời:  Khoản 5 Điều 9 và khoản 6 Điều 10 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định "Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945" và "Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945". Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ Nghị đinh hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công. Trong dự thảo Nghị định có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau khi Nghị định được ban hành sẽ tiếp tục công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945./.
Tôi Nguyễn văn Khen tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1964 đến năm 1975 giải phóng (đươc Khen tặng Huân Chương Kháng Chiến chống Mỹ Hạng Nhì.) Sau ngày giải phóng năm 1975 tôi được điều về công tác tại địa phương đến năm 1991 tôi giử chức vụ chủ tịch huyện thì bị phạm tội bị tù .Đến năm 2000 tội nhà nước trả được tự do,vậy tôi có được hưởng chế độ hưu hay không,hoặc trợ cấp nào không, Xin ông cho biết giúp dùm. Xin Cám ơn !
Hỏi bởi: Pham Van Khen lúc 22/01/2013 10:16:56 SA
Trả lời:  Ông hỏi về chế độ hưu trí không thuộc chức năng của Cục Người có công. Đề nghị ông liên hệ với Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được trả lời theo thẩm quyền.
Em là con thương binh, học đại học và đượcthanh toán 2 năm ưu đãi học sihn - sinh viên theo TT 16, tuy nhiên, do sức học yếu, không theo học hết đại học được. Em đã chuyển xuống học Cao đẳng, vậy em có được tiếp tục hưởng chế độ học sihn sihn viên theo Thông thư 16 không?
Hỏi bởi: lê thu nhi lúc 03/01/2013 3:28:28 CH
Trả lời:  Căn cứ tiết a, điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ phạm vi áp dụng: “… học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Vì vậy trường hợp đã hưởng ưu đãi trong giáo dục ở hệ đại học thì không được hưởng chế độ ưu đãi ở hệ cao đẳng./.
Cho tôi hỏi trường hợp con người Hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nhưng không bị dị dạng, dị tật (không được hưởng trợ cấp hàng tháng), khi đi học có được hưởng trợ cấp trong ưu đãi trong giáo dục - đào tạo hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 03/01/2013 3:25:50 CH
Trả lời:  Con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Theo quy định tại khoản 5, Điều 4 của Pháp lệnh này: “Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sỏ giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học”. Hiện nay Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi) và Thông tư hướng dẫn về thủ tục hồ sơ chưa được ban hành, vì vậy chưa có cơ sở pháp lý để triển khai./.
Tôi muốn hỏi cục trưởng,tôi đã được chủ tịch nước cấp huy chương kháng chiến hạng nhì vào khoảng năm 1997 do chủ tịch nước Lê Đức Anh ký.nhưng vì do hoàn cảnh gia đình bị thiên tai bão lụt nên đã bị mát giấy chứng nhận bản gốc.vậy tôi muốn xin lại giấy chứng nhận bản gốc,thủ tục cần như thế nào?trong điều kiện hiện nay nhà nước cho phép cấp mới,cấp lại..kính mong cục trưởng dúp đỡ cho.tôi về mặt thủ tục.xin cảm ơn..có câu trả lời xin gửi vào email : quochuyaia@gmail.com.
Hỏi bởi: ĐẶNG MẠNH HÙNG lúc 24/12/2012 1:24:04 CH
Trả lời:  Những nội dung ông hỏi thuộc thẩm quyền của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Bộ Nội vụ. Đề nghị ông liên hệ với Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương để được giải quyết theo thẩm quyền./.
Toi co truong hop NCC voi cach mang tu tran, mat giay to. Chi con quyet dinh tro cap 01 lan nam 2009 cua Bo Tu Lenh va giay chung nhan Danh hieu dung si, dung si quyet thang. Toi co lam ho so mai tang phi gui len cap tren nhung bi tra lai va ho co huong dan lam theo QD 150 vi ho bao ko du dieu kien lam MTP cua NCC. Theo toi duoc biet, co nhieu ho so NCC voi CM ma SO LDTBXH chua quan ly, va can phai gui len Bo de tra ho so. Toi muon hoi voi truong hop nay, toi can gui yeu cau len dau de som co ket qua va co the hoan thien ho so MTP cho than nhan cua NCC.Toi xin chan thanh cam on !
Hỏi bởi: Nguyen Bach Duong lúc 10/12/2012 3:32:30 CH
Trả lời:  Theo Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 hiện nay có 12 diện đối tượng được xác nhận là người có công với cách mạng. Đơn của bà không nói rõ người đã từ trần thuộc đối tượng nào. Vì vậy, Cục Người có công chưa có cơ sở khẳng định là người có công với cách mạng hay không và chưa thể hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ mai táng phí cho thân nhân./.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC, ngày 20/22/2006 thì phạm vi áp dụng chề độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ là phải theo học hệ chính quy tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên. Nhưng đa số các trường đại học, cao đẳng của các tỉnh phía nam đều chỉ xác nhận là người học đang theo học hệ chính quy. Vậy cho tôi hỏi, hệ chính quy tập trung và hệ chính quy khác nhau như thế nào? và người có công với cách mạng và con của họ theo học hệ chính quy có được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo hay không?
Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 07/12/2012 3:53:54 CH
Trả lời:  Việc giải quyết ưu đãi giáo dục theo Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ chỉ áp dụng với những trường hợp sinh viên theo học chính quy tập trung (học theo hình thức tập trung trên lớp). Những trường hợp học không tập trung như học từ xa, học qua Internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng …. thì không được hưởng chế độ ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ thêm về các hệ và các hình thức đào tạo, đề nghị ông gửi câu hỏi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để được trả lời theo thẩm quyền./.
tôi là quân nhân tham gia chiến trường miền nam 1972-20-9-1974.tôi đã hy sinh,và được công nhận liệt sĩ năm 1977.nhưng tôi vẫn còn sống.sau 36 năm tôi mới hồi phục trí nhớ,2007 tôi tìm về gia đình,làm tờ trình với địa phương.cắt chế độ trợ cấp liệt sĩ của bố mẹ tôi.hiện nay tôi không còn giấy tờ gì cả,ngoài 3 tấm huân chương,1 huân chiến sĩ giải phóng hạng ba,1 huân chương chiến công hạng ba,1 huân chương kháng chiến hang ba.như vậy tôi có được hưởng và công nhận chế độ gì không? xin gửi về email và liên lạc diện thoại.xin cảm ơn
Hỏi bởi: hà xuân thành...tức hà thành lúc 06/12/2012 9:06:49 SA
Trả lời:  
Tôi là thương binh hạng 3/4. Tôi có 02 đứa con (một đang học phổ thông và 01 đang học Cao đẳng hệ chính quy). Do không nắm được chế độ chính sách con thương binh được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục theo quy định của Thông tư số 16 nên mới lập hồ sơ hưởng trợ cấp trể. Đến năm 2012 tôi mới lập hồ sơ và được Sở Lao động-TB&XH cấp sổ ưu đãi theo quy định. Theo quy định của Thông tư số 16 chế độ ưu đãi giáo dục được thực hiện từ ngày 01/10/2005. 
Xin Cục người có công cho tôi hỏi như sau: 1.Đứa con học phổ thông đang học lớp 5 (năm học 2012-2013). Như vậy vào thời điểm các năm học trước thời gian học mẫu giáo và từ lớp 1 đến lớp 4 có được truy lĩnh lại hay không? 2.Đứa con học Cao đẳng (hiện đang học năm thứ 1). Trước khi học cao đẳng con tôi học trung cấp hệ chính quy khóa học 2009-2011 sau đó mới liên thông lên cao đẳng. Như vậy trong thời gian học trung cấp có được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi giáo dục theo Thông tư 16 hay không? Xin chân thành cám ơn !
Hỏi bởi: Bùi Văn Vinh lúc 05/12/2012 8:12:40 SA
Trả lời:  Trong câu hỏi ông không nêu rõ trường công lập hay dân lập. Ông có thể liên hệ với Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Tôi là vợ thương binh hạng 3/4. Tôi có con đang học năm thứ 3 khóa học 2010 - 2013 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ Thuật Sài Gòn (thuộc hệ thống đào tạo dân lập - tư thục)và đã được hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục theo quy định của Thông tư 16. Nhưng do không biết học tại các Trường dân lập - tư thục cũng được hỗ trợ học phí theo quy định của Thông tư 16 nên không có lập thủ tục để hưởng chế độ học phí. Như vậy xin Cục người có công cho biết con tôi có được truy lĩnh lại học phí các năm học trước hay không (năm học 2010-2011 và 2011-2012)? Xin chân thành cảm ơn !
Hỏi bởi: Huỳnh Thị Bông lúc 05/12/2012 8:11:22 SA
Trả lời:  Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 quy định như sau: “Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách được quy định tại điểm b,c,d,đ,e khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Thông tư này học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập…”. Như vậy việc cấp bù học phí chỉ áp dụng đối với học sinh là con của người có công khi đang học 2 bậc học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập chứ không áp dụng đối với các bậc học khác./.
Tôi có người thân (Bác) được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng 3 và Huy chương kháng chiến hạng 1. Bác tôi đã được nhận trợ cấp 1 lần huân huy chương. Bác tôi đã mất vào tháng 5/2004, vậy thân nhân của Bác tôi có được hưởng mai táng phí của người có công không (bác tôi chưa nhận mai táng phí của các chế độ khác). nếu được hưởng thì được bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Vu Quang Huy lúc 05/12/2012 8:08:09 SA
Trả lời:  Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm: 1. Trợ cấp một lần; 2. Bảo hiểm y tế; 3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí”. Tại Điều 46 Pháp lệnh này quy định: “Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005”. Trường hợp của bác ông đã mất vào tháng 5/2004 nghĩa là mất trước khi ban hành Pháp lệnh nên khi chết thì người tổ chức mai táng không được nhận mai táng phí./.
Cha tôi là ông Nguyễn Văn Xuất đã từ trần năm 2000. Đến năm 2012 được tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long công nhận là cán bộ Tiền Khởi Nghĩa theo Nghị định số 89/NĐ-CP của Chính phủ. Mẹ tôi năm nay đã 85 tuổi. Xin Cục người có công cho tôi hỏi như vậy mẹ tôi có được hưởng chế độ tuất từ trần đối với thân nhân người HĐCM từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 hay không ? Xin chân thành cảm ơn !
Hỏi bởi: Nguyễn Văn Phương lúc 19/11/2012 1:41:28 CH
Trả lời:  Tại khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “ Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết bao gồm: a) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phú, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần; c) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng”. Theo quy định trên người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết thì vợ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng./.
Toi muon hoi: Thong tu 47/TB-LS3 ngay 28/05/1956 cua Bo Thuong Binh quy dinh viec tang thuong bang To quoc ghi cong co con hieu luc ko? Co phai nguoi giu bang To quoc ghi cong se duoc ghi phia sau bang To quoc ghi cong? Nguoi thua ke cua liet sy duoc giu bang To quoc ghi cong duoc quy dinh o van ban nao?
Hỏi bởi: Phan Hong Dien lúc 12/11/2012 4:41:25 CH
Trả lời:  Hiện nay việc xác nhận liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Bằng "Tổ quốc ghi công" do thân nhân liệt sĩ giữ, gồm cha đẻ,mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi liệt sĩ. Trường hợp không còn thân nhân đã nêu thì người thờ cúng liệt sĩ hoặc người được ủy quyền hợp pháp là người giữ Bằng "Tổ quốc ghi công". Trường hợp liệt sĩ không có người thờ cúng thì cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thờ cúng liệt sĩ và giữ Bằng "Tổ quốc ghi công". Bằng "Tổ quốc ghi công" chỉ thể hiện các thông tin cá nhân của liệt sĩ (họ tên, cấp bậc, chức vụ, nguyên quán hoặc quê quán). Các thông tin về liệt sĩ được lưu giữ trong hồ sơ liệt sĩ./.
Năm 1993, thương binh Huỳnh Thanh Hiền (SN:1949) phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" bị Tòa án xử phạt 07 năm tù giam. Quá trình chấp hành hình phạt tù được giảm án 02 lần (23 tháng), đến ngày 16/4/1998 chấp hành xong hình phạt tù được về địa phương. Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29/8/1994 quy định: "Người đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội nghiêm trọng khác bị kết án phạt tù trên 05 năm thì vĩnh viễn không được hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật". Do đó, trường hợp của ông Hiền đã bị cắt chế độ trợ cấp thương binh từ khi bị phạt tù giam cho đến nay. Căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 44 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29/6/2005, ông Hiên đã nhiều lần gởi đơn xin phục hồi chế độ thương binh, Sở Lao động-TBXH tỉnh An Giang đã trả lời không giải quyết được nhưng ông Hiền không đồng ý nên tiếp tục gửi đơn khiếu nại. Đề
Hỏi bởi: Huỳnh Hồng Việt lúc 07/11/2012 8:59:30 SA
Trả lời:  Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh ngày 29/8/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì trường hợp của ông Hiền vĩnh viễn không được hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không quy định việc hồi tố với những trường hợp này. Theo quy định tại khoản 5 Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: "Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi bị kết án tù trên 5 năm có thời gian chấp hành hình phạt tù quy định tại bản án đã tuyên kéo dài đến sau ngày 30/9/2005 thì thuộc diện xem xét, giải quyết hưởng lại chế độ ưu đãi theo Điều 33, 34 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ..." Như vậy Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang đã trả lời ông không thuộc diện được phục hồi chế độ thương binh là đúng theo quy định./.
Bố cháu là bệnh binh mất khả năng lao động 61%. Hiện cháu là sinh năm thứ 2 hệ chính quy, đang học tại trường ĐH Nông Lâm Huế và cháu rất cần sự giải đáp từ cục người có công về những vấn đề sau: Sinh viên cử tuyển tỉnh Quảng Nam có hưởng được chế độ chính sách ưu đãi trong giáo dục? Và tại sao các bạn sinh viên cử tuyển tỉnh khác như tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đăk Nông vẫn được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo? Như vậy là không công bằng đối với sinh viên cử tuyển tỉnh Quảng Nam. Cháu rất mong được sự giải quyết sớm của cục người có công để được hưởng quyền lợi về chính sách ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Alăng Trứ lúc 30/10/2012 7:55:39 SA
Trả lời:  Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tuyển chọn, đào tạo, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học theo chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đề nghị các anh, chị hỏi Bộ Giáo dục - Đào tạo để được hướng dẫn trả lời./.
Tôi là thương binh hạng 2/4, có con đang học trung học y tế thời gian học là 2 năm và đã được hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục theo quy định của Thông tư 16. Sau khi thi tốt nghiệp Trường cấp bằng đa khoa, con tôi tiếp tục học chuyên khoa thêm 6 tháng nữa trường cấp chứng chỉ chuyên khoa riêng. Vậy trong thời gian học chuyên khoa có được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục không
Hỏi bởi: Trần Văn Thảo lúc 17/10/2012 12:43:51 CH
Trả lời:  Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ có quy định: "Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi mức cao nhất (bao gồm trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học phí nếu có) tại một trường". Trường hợp con ông đã hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục tại trường trung học y tế và đã được cấp bằng đa khoa. Nay lại học chuyên khoa thêm 6 tháng nữa để được cấp chứng chỉ chuyên khoa riêng thì thời gian học chuyên khoa thêm này không được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo./.
tham gia cm thag3/1945 vào bồ đội 8/8/1945 vào đảng năm 1947 nghỉ hưu năm1974 lí lịch đảng viên năm 1969 bị thất lạc xin hỏi:không phải người hoạt động liên tục tại bck không bị địch bắt tù đầy không phải người kết nạp đảng sau năm 1969 thì có được căn cứ vào lí lịch đảng viên khai năm 1975 theo thông chi 297 ban bí thư trung ương để xét công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa không xin cám ơn
Hỏi bởi: dương đai lúc 17/10/2012 12:34:52 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi ông nêu không rõ trường hợp này còn sống hay đã mất. Ông có thể liên hệ với Vụ Chính sách - Ban Tổ chức Trung ương để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Bố tôi Là Hà văn Nấng Số CMT quân nhân dự bị là AL041283, nguyên quán Phấn vũ- thụy xuân- thụy anh- thái bình, hy sinh khoảng năm 1961 tại cát hải- hải phòng. Gia đình đã nhận được giấy báo tử và hưởng chế độ GĐLS đến khoảng năm 1969- 1971,khi đó xã có yêu cầu đem nộp toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ có liên quan để làm lại chế độ theo chính sách mới, sau đó họ làm mất hết hồ sơ, giấy tờ liên quan, kể từ đó đến nay gia đình tôi không được hưởng chế độ GĐLS. Xin hỏi quý cục trường hợp này giải quyết như thế nào? kính mong được phúc đáp.
Hỏi bởi: Hà văn Hợp lúc 26/09/2012 11:10:23 SA
Trả lời:  Qua tra cứu danh sách liệt sĩ đang quản lý tại Cục Người có công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hôi, không tìm thấy tên của liệt sĩ Hà Văn Nấng nguyên quán xã Thụy Xuân, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình và thời gian hy sinh như ông đã nêu ở trên. Đề nghị ông liên hệ với Sở LĐTBXH nơi đã thực hiện chế độ đối với thân nhân liệt sĩ để được xem xét và trả lời theo thẩm quyền.
Bố cháu lúc trước có đi hoạt động ở Campuchia, sau này được tặng Huân chương chiến công hạng 3. Vậy cháu có được hưởng chế độ miễn giảm học phí theo chính sách đối với người có công giúp đỡ cách mạng theo khoản 1 điều 4 nghị định 49 không ạ? Cháu mong nhận được câu trả lời sớm. xin chân thành cảm ơn ạ.
Hỏi bởi: Nguyễn Thị Kiều Oanh lúc 24/09/2012 4:10:16 CH
Trả lời:  Người được tặng Huân chương chiến công không thuộc đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Do vậy, con của người được tặng thưởng Huân chương chiến công không được hưởng chế độ miễn giảm học phí./.
Tại điểm c, khoản 1, điều 2 Pháp lệnh Người có công qui định người có công với cách mạng là liệt sĩ. Theo đó, cha mẹ, vợ/chồng, con liệt sĩ là thân nhân người có công. Do vậy, bảo hiểm y tế cấp cho họ thuộc diện thân nhân (mức 7, đóng 20% - chế độ thấp hơn cả hộ nghèo- mức 4). Đề nghi xem xét lại chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân liệt sĩ (đồng thời con đẻ bị dị dạng, dị tật của người hoạt động KC nhiễm CĐHH cũng vậy)
Hỏi bởi: Đoàn Tiến Phương lúc 24/09/2012 2:25:12 CH
Trả lời:  Cục Người có công xin cảm ơn ý kiến đề nghị của ông về chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người có công với cách mạng. Tuy nhiên việc xác định quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế là thân nhân người có công cụ thể ở mức nào thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế (Khoản 12 Điều 2 Nghị định 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ). Đề nghị ông liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được xem xét trả lời cụ thể.
Tôi là một thương binh nặng hạng 1/4 bị cụt một chân và một vết thương vào đầu. năm 1998 tôi khám bệnh và được bác sỹ chẩn đoán bị bệnh u tuyến yên. Từ đó đến nay tôi đã trải qua 3 lần phẫu thuật để cắt bỏ khối u. lần thứ nhất năm 2002 và lần thứ 2 2006 các chi phí phấu thuật tôi được bảo hiển y tế chi trả 100%, chỉ phải thanh toán một số chi phí ngoài quy định chi trả của bảo hiểm, các chi phí này tôi được phòng thương binh xã hội huyền thanh toán nốt sau khi mang chứng tứ về nộp. Tuy nhiên đến lần phấu thuật thứ 3 năm 2009 tôi phải thanh toán một khoản chi phí phấu thuật khoảng gần 10 triệu đồng (tiền sử dụng các thiết bị hiện đại hỗ trợ phẫu thuật do các công ty tư nhân liên doanh với bệnh viện lắp đặt), khoản này không được bảo hiểm chi trả. Các chi phí này cũng không được phòng thương binh thanh toán (họ trả lời là các khoản trợ cấp đó đã được tính vào lương cả rồi nên không được thanh toán chi phí chữa bệnh nữa). Hiện nay, bệnh của tôi lại tái phát trở lại, tôi đang phải điều trị
Hỏi bởi: TRẦN MINH THUẤN lúc 24/09/2012 10:02:27 SA
Trả lời:  Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, thì mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định như sau: “100% chi phí đối với đối tượng quy định tại khoản 17 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế và đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát”. Tuy nhiên, cơ quan bảo hiểm có những quy định cụ thể về những khoản chi phí được bảo hiểm y tế thanh toán. Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với cơ quan bảo hiểm để được giải đáp kỹ lưỡng hơn.
Xin được hỏi như sau: 1/ Vừa qua Chính phủ có ban hành NĐ về mức lương tối thiểu là 1050000 từ tháng 5 năm 2012. Vậy đối với mức trợ cấp thương tật đối với thường binh được thay đổi như thế nào?. 2/ Tôi là thương binh 2/4 hạng A, bị mất chân trái. Xin hỏi chế độ đối với thương binh bị mất chi dưới như tôi được nhà nước quy định thế nào. Đề nghị được giải đáp, chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Bùi Trọng Định lúc 24/09/2012 9:57:06 SA
Trả lời:  1. Mức trợ cấp ưu đãi đối với thương binh được xác định theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, tăng 26,7% so với mức trợ cấp cũ (mức chuẩn tăng từ 876.000 đồng lên 1.110.000 đồng). 2. Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Liên Bộ LĐTBXH - Bộ Tài Chính - Bộ Y tế quy định chế độ đối với thương binh: bị cụt chân được cấp tiền để mua chân giả sử dụng trong 3 năm (nếu cư trú ở miền núi, vùng cao thì sử dụng trong 2 năm); mỗi năm được cấp thêm 170.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.
học Cử Tuyển nếu lập hồ sơ hưởng thêm trợ cấp theo thông tư 16/2006/ttlt-bldtbxh-bgddt-btc về chế dộ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì có được phép thực hiện không?
Hỏi bởi: hoang tu nam lúc 18/09/2012 1:20:53 CH
Trả lời:  Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tuyển chọn, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách đối với người theo học theo chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đề nghị ông hỏi Bộ Giáo duc và Đào tạo để được hường dẫn trả lời./.
Mẹ tôi bị bắt tù đày từ tháng 10 năm 1973 đến năm 1974, như vậy thì có được hưởng chế độ gì không. Nếu được thì mẹ tôi phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Phạm Thị Hiền lúc 18/09/2012 1:18:23 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi bà không nói rõ thời gian tù từ tháng 10 năm 1973 đến tháng mấy năm 1974 và ở đâu, mẹ bà hiện nay còn sống hay đã chết. Đề nghị bà liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi mẹ bà cư trú để được giải thích về chế độ chính sách./.
Tôi thuộc đối tượng con thương binh, học liên thông trường Đại học Quy Nhơn, khóa 2010-2012. Vậy tôi có được hỗ trợ miễn, giảm học phí theo NĐ 49/2010/NĐ-CP không. Cũng trường hợp liên thông như tôi nhưng thuộc đối tượng cha mẹ thường trú tại xã biên giới biển thì có được hỗ trợ miễn, giảm học phí theo NĐ 49/2010/NĐ-CP không. Xin cảm ơn!
Hỏi bởi: Hồ Hoài Xuân Thu lúc 18/09/2012 1:15:33 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi ông không nêu rõ trường đại học công lập hay dân lập. ông có thể liên hệ Vụ Kế hoạch - Tài Chính Bộ Giáo dục và đào tạo để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
theo quy định thông tư liêntịch 16/2006/TTLT/BLDTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong GDĐT đối với người có công với cách mạng và con của họ thì được giải quyết trợ cấp cho sinh viên là con của người có công với cách mạng học tại các TRƯỜNG ĐÀO TẠO (cơ sở đào tạo), thì nay có trường hợp sinh viên là con của người có công với cách mạng học tại KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC ĐẠI HỌC HUẾ thì có được giải quyết trợ cấp như trường hợp học tại các TRƯỜNG ĐÀO TẠO không?
Hỏi bởi: hoang tu nam lúc 18/09/2012 1:14:30 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi ông không nêu rõ trường đại học công lập hay dân lập. ông có thể liên hệ Vụ Kế hoạch - Tài Chính Bộ Giáo dục và đào tạo để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Kính gửi Cục người có công! Câu hỏi: Bố tôi là cựu chiến binh, tham gia chiến đấu trong chiến trường Quảng trị từ năm 1967 - 1975. Trong thời gian tham gia chiến đấu bố tôi có bị thương, một vết thương do đạn vào đùi, một viên đạn bom bi vẫn còn nằm trong ngón tay, sức ép của bom . Hiện nay sức khoẻ của bố tôi giảm sút nhiều do vết thương hành hạ.khi ra viện bố tôi có được cấp thẻ thương bệnh binh nhưng không ghi thương tật là bao nhiêu. Tôi muốn hỏi liệu trường hợp của bố tôi có được giám định thương tật để hưởng chế độ thương binh không? nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn
Hỏi bởi: Khoa Văn Hậu lúc 17/09/2012 3:53:48 CH
Trả lời:  Về vấn đề này đề nghị ông liên hệ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để được xem xét trả lời cụ thể theo thẩm quyền.
Bố tôi là thương binh hạng 2/4, theo biên bản giám định thương tật khám kết luận gãy răng toàn bộ 2 hàm. Khi làm hồ sơ đề nghị lắp răng giả thì Bệnh viện chỉ định trồng răng giả 2 hàm (32 răng). Tuy nhiên, chỉ được giải quyết 15 triệu nhưng theo Thông tư liên tịch 17/2006 quy định cấp tiền làm răng giả 1 triệu đồng/răng. Như vậy, trường hợp của ba tôi phải được cấp 32 triệu để làm răng giả. cơ quan chính sách giải quyết có đúng không. Đề nghị Cục sớm trả lời để tôi được biết
Hỏi bởi: Nguyễn Đình Cả lúc 17/09/2012 3:50:31 CH
Trả lời:  Trường hợp bố ông là thương binh 2/4 thuộc đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế. Vì răng giả có nhiều loại với giá khác nhau, việc làm răng đơn lẻ và toàn bộ hàm cũng có giá khác nhau nên việc hỗ trợ thực hiện theo hóa đơn thực chi nhưng tối đa không vượt quá 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) nếu là cả 2 hàm. Trường hợp bố ông được giải quyết như vậy là đúng quy định./.
Bố tôi nhập ngũ ngày 1/4/1975 công tác tại sư đoàn 334. Ngày 5/6/1981 có quyết định xuất ngũ với thời gian công tác 6 năm 3 tháng. Sau đó bố tôi chuyển sang công nhân quốc phòng tháng 6/1981 .Ngày 4/10/1991 bố tôi nhận quyết định thôi việc với thời gian công tác là 16 năm 6 tháng Tôi muốn hỏi như vậy theo Quyết định số 62/2011/QD-TTG và QD142 thì bố tôi được hưởng trợ cấp hàng tháng hay trợ cấp một lần. Trong trường hợp hưởng chế độ trợ cấp một lần thì mức được hưởng được tinh như thế nào?
Hỏi bởi: Nguyễn Thị Loan lúc 17/09/2012 3:39:47 CH
Trả lời:  Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chính sách quân đội. Đề nghị bà liên hệ với Cục Chính sách - Tổng Cục Chính trị - Bộ Quốc phòng để được xem xét trả lời theo thẩm quyền./.

UBND huyện Tịnh Biên đề nghị gắn bia đối với phần mộ liệt sĩ đã được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tịnh Biên từ khoảng năm 1982 đến nay nhưng không có thông tin về liệt sĩ. Xin hỏi: hiện nay, việc khắc bia liệt sĩ đối với mộ liệt sĩ không có thông tin theo quy định nào, cụ thể là gì?
Hỏi bởi: Lý Hồng Cường lúc 12/09/2012 8:52:55 SA
Trả lời:  Tại tiết c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính quy định bia mộ liệt sĩ gồm các nội dung sau: LIỆT SĨ.... Họ và tên.... Sinh ngày, tháng, năm.... Đối với những mộ liệt sĩ chưa có đủ các thông tin trên thì chỉ ghi thông tin đã rõ vào dòng tướng ứng. Đề nghị ông liên hệ với Sở LĐTBXH An Giang để được hướng dẫn theo thẩm quyền
Bà dì tôi là vợ liệt sỹ (hàng tháng vẫn đang hưởng trợ cấp tuất liệt sỹ là 876.000đ),bà có một người con gái nhưng đã đi lấy chồng, hiện nay bà sống một mình. Xin cho hỏi bà có được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ cô đơn không nơi nương tựa theo quy định của Nhà nước (hiện tại mức là 1.565.000đ) không?
Hỏi bởi: Dương Thị Thúy lúc 12/09/2012 8:46:51 SA
Trả lời:  Theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên; con liệt sĩ mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng. Căn cứ quy định trên trường hợp dì của bà vẫn còn một người con gái nên hưởng tuất liệt sĩ mức 876.000 đồng là đúng quy định./.
Xin hỏi Cục về chế độ với thân nhân đi thăm mộ liệt sỹ (như sau: Gia đình tôi đi thăm mộ Ông nội tôi là liệt sỹ, đoàn đi có 03 người: Bố tôi, Bác ruột tôi (đều là con đẻ của liệt sỹ)và tôi là cháu nội của liệt sỹ. Vậy trường hợp của tôi có được thanh toán tiền tàu, xe, hỗ trợ tiền ăn hay không? Xin sớm hồi âm. Cảm ơn nhiều.
Hỏi bởi: Vũ Hùng lúc 12/09/2012 8:35:29 SA
Trả lời:  Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ quy định: Thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ kinh phí đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ kinh phí khi di chuyển hài cốt liệt sĩ. Mức hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính. Theo quy định tại Mục I Thông tư 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008 quy định về đối tượng được hỗ trợ khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ gồm có: Cha mẹ, vợ (chồng), con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, anh, chị, em ruột của liệt sĩ (gọi chung là thân nhân liệt sĩ), người được thân nhân liệt sĩ uỷ quyền (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã). Trong trường hợp anh là cháu nội của liệt sĩ không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này./.
Bố tôi 65 tuổi, thương binh 46% loại A, hạng 3/4. Chống Mỹ, là Bộ Đội Công Binh ở Đường Trường Sơn 559. Sau giải phóng 1975 Bố tôi chuyển về Bộ Giao thông làm việc ở Xý Nghiệp Quá Cảnh 13. Đến T07/1982 nhà nước giảm Biên Chế, Bố tôi được về nghỉ theo chế độ mất sức lao động, có 16 năm 3 tháng liên tục quy đổi = 19 năm 6 tháng liên tục. Bố tôi được tặng thưởng nhiều huân huy chương: -1 huân chương kháng chiến hạng 3 -1 huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng 3 -1 bảng vàng danh dự( gia đình có Bố tôi là thương binh, Chú tôi là Liệt Sỹ) -1 Huy hiệu Chiến Sỹ Trường Sơn -1 Huy Chương Cựu Chiến Binh Việt Nam và nhiều bằng khen Quân Đội... Nay BHXH Hà Tĩnh cắt hưởng Chế Độ BHXH khi tuổi về già, Bố Tôi nói cắt là không đúng với Pháp lệnh người có công do Nhà Nước ban hành Tháng 10/2005. Vậy cắt như vậy có đúng không theo pháp lệnh 2005 Cục Người Có Công ban hành? Gia đình tôi rất mong nhận được câu trả lời sớm. Trân trọng cảm ơn vì đã chú ý tới trường hợp của Bố tôi.
Hỏi bởi: Trần Thị Ý Thiện lúc 12/09/2012 8:31:42 SA
Trả lời:  Chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Đề nghị bà liên hệ với Bảo hiểm xã hội Việt nam để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền./.
Tôi là vợ của liệt sỹ (nay đã tái giá), vừa là mẹ của liệt sỹ. Tôi Đang hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng của con trai tôi,còn chế độ của vợ liệt sỹ tôi chưa được hưởng chế độ gì (đã được công nhận là vợ liệt sỹ rồi). Như vậy tôi có đủ điều kiện để làm thủ tục hồ sơ hưởng chế độ tuất 2 liệt sỹ không, hay là hưởng 02 chế độ. Nếu được thì thủ tục hồ sơ làm như nào?
Hỏi bởi: Nguyễn Mạnh Cường lúc 12/09/2012 8:28:38 SA
Trả lời:  Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ thì bà là mẹ đẻ của liệt sĩ đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiên tuất hàng tháng theo quy định. Nếu bà có đủ điểu kiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP: trường hợp lấy chồng khác nhưng đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với vợ liệt sĩ tái giá. Đề nghị bà liên hệ trực tiếp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để được xem xét, trả lời cụ thể theo thẩm quyền.
Tôi có phần mộ đang ở nghĩa trang liệt sỹ của huyện vậy liệt sỹ đó có được công nhận là liệt sỹ không? Gia đình tôi có Bảng vàng danh dự có ghi tên liệt sỹ.
Hỏi bởi: Nguyễn Mạnh Cường lúc 12/09/2012 8:22:28 SA
Trả lời:  Theo Điểm I Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạnh thì việc cấp giấy báo tử đối với người hy sinh trước ngày 1/10/2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ trong trường hợp sau: - Người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như giấy bảo tử trận; Huân chương, Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh đự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên. - Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở LĐTBXH nơi đang quản lý mộ). Nếu gia đình ông có người hy sinh trong kháng chiến, thuộc một trong các trưởng hợp quy định nêu trên thì để nghị ông liên hện trực tiếp cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương để được xem xét, trả lời cụ thể theo thẩm quyền./.
chồng toi là liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1984 den nay toi vân chưa được hưởng chế độ. vậy tôi muốn đươc hưởng chế độ thì tôi cần làm những thủ tục gì
Hỏi bởi: nguyen thi loan lúc 27/08/2012 5:08:33 CH
Trả lời:  Theo trình bày thì chồng của bà là liệt sĩ (nghĩa là đã được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công) mà chưa được giải quyết chế độ, đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (nơi bà đang cư trú) để được xem xét hướng dẫn giải quyết theo qui định.Nếu trường hợp chồng của bà chưa được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công (chưa được xác nhận là liệt sĩ), đề nghị bà liên hệ với cơ quan quản lý ông lúc hy sinh để được xem xét xác lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo thẩm quyền./.
Tôi có 01 người con đi tham gia cách mạng, hy sinh được nhà nước công nhận liệt sĩ. Tôi , vợ và con dâu tôi đã được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của nhà nước. Nhưng do điều kiện hoàn cảnh khó khăn, con dâu tôi muốn về sống chung đứa cháu nội (con ruột của liệt sĩ) ở một tỉnh khác. Nhưng khi đến cơ quan lao động thương binh xã hội thì được trả lời là không thể giải quyết theo yêu cầu với lý do: Hồ sơ liệt sĩ di chuyển phải đính kèm toàn bộ hồ sơ (bản gốc), với lại hồ sơ liệt sĩ chỉ có 01 bản gốc lưu tại Sở thương binh xã hội; trong khi thân nhân chủ yếu của liệt sĩ còn sống và đang hưởng trợ cấp tại tỉnh nhà. Với quy định như vây, trưởng hợp của con dâu tôi được giải quyết như thế nao?
Hỏi bởi: Trần Văn Ba lúc 22/08/2012 9:19:43 SA
Trả lời:  Trường hợp thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng có nguyện vọng di chuyển hồ sơ liệt sĩ đến nơi cư trú mới, nếu còn thân nhân khác đang hưởng trợ cấp hành tháng tại địa phương thì Sở giới thiệu và gửi bản sao hồ sơ đến địa phương nơi thân nhân khác của liệt sĩ đang cứ trú để thực hiện chính sách ưu đãi. Đề nghị ông liên hệ với Sở LĐTBXH tỉnh Hậu Giang để được hướng dẫn cụ thể./.
Tôi có vấn đề rất mong Ban lãnh đạo Cục người có công xem xét, trả lời giúp . Bố tôi là Bệnh binh mất sức lao động 65%, năm 2003 su khi tốt nghiệp Cao đẳng lao động xã hội tôi đi làm cho đến năm 2012 tôi có dự thi hệ Đại học Lao động xã hội theo hình thức tập chung (liên thông từ Cao đẳng lên Đại học). Vậy tôi hỏi trong trường hợp của tôi có được hưởng các chế độ đối với con em người có công hay không ?
Hỏi bởi: Bùi Thế Quang lúc 21/08/2012 1:55:19 CH
Trả lời:  Theo công văn số 347/BGDĐT-CTHSSV ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường hợp học sinh, sinh viên học liên thông thì phải học liên thông liên tục không ngắt quãng mới thuộc diện được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy định. Trường hợp của ông đã tốt nghiệp Cao đẳng năm 2003 nhưng tới năm 2012 mới tiếp tục học liên thông lên Đại học thì không thuộc diện được xem xét giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo./.
Kính gửi Cục người có công! Câu hỏi: Bố tôi là cựu chiến binh, tham gia kháng chiến từ năm 1972 - 1975. Trong thời gian tham gia kháng chiến bố tôi có bị thương 18% (không được công nhận là thương binh). Hiện nay sức khoẻ của bố tôi giảm sút nhiều do vết thương tái phát. Tôi muốn hỏi liệu trường hợp của bố tôi có được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh không? nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn
Hỏi bởi: Phạm Kim Thư lúc 21/08/2012 1:47:51 CH
Trả lời:  Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ: “Thương binh được kết luận thương tật tạm thời từ 21% trở lên, sau 3 năm được giám định lại để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn…”. Như vậy trường hợp của cha bà Thư không đủ điều kiện xem xét để được giám định lại theo quy định.
Bố tôi là thương binh hạng 4/4 có tham gia chiến tranh tại vùng có chất độc màu da cam.Tôi có làm hồ sơ cho bố tôi được hưởng chế độ nhưng đến nay chưa được xét.Ông có giấy ra viện bị "Tâm thần phân liệt " từ năm 1990,hiện nay hồ sơ đã bị hủy.Đến năm 2010 bố tôi bị bệnh tiểu đường có hồ sơ nằm viện nhưng cũng không được xét.Vậy tôi xin hỏi những bệnh nào được xét chế độ và trong khoảng thời gian nào là phù hợp?Kính mong quý Cục xem xét cho tôi câu trả lời sớm.Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Vũ Thị Phương Hoa lúc 30/07/2012 4:15:45 CH
Trả lời:  Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin có quy định 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật (trong đó có bệnh đái tháo đường type 2). Trước tình hình số lượng hồ sơ tiếp nhận để giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học rất lớn trong khi đó Bộ Y tế lại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/dioxin, ngày 23/5/2011 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có công văn số 1609/LĐTBXH-NCC về việc hướng dẫn xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Nội dung công văn yêu cầu các địa phương trước mắt giải quyết đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư và trường hợp có bệnh án trước ngày ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngày 12/3/2012 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 87/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc xây dựng tiêu chí xác định nạn nhân chất độc hoá học/dioxin. Trong thời gian chờ Quy trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ban hành, ngày 9/4/2012 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có công văn số 1040/LĐTBXH-NCC về việc hướng dẫn giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau: “Tiếp tục xem xét, giải quyết đối với các hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học còn tồn theo Công văn số 1609/LĐTBXH-NCC ngày 23/5/2011 hiện đang lưu giữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các trường hợp hồ sơ mới xác lập nhưng bị mắc bệnh ung thư theo danh mục ban hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đối với các hồ sơ khác sẽ giải quyết khi Quy trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được ban hành”. Trường hợp của ông nếu không phải là hồ sơ tồn theo Công văn số 1609/LĐTBXH-NCC đang lưu giữ tại Sở và không bị mắc bệnh ung thư theo danh mục ban hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT thì sẽ được xem xét giải quyết khi Quy trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được ban hành./.
Truoc day theo quy dinh tai NĐ 69/CP có ghi ro nguoi co cong giup do cach mang là .... Nay theo NĐ 54 chi ghi: NCCGĐCM là nguoi duoc tang ...,Huan chương kháng chiến, huy chương kháng chiến. Toi muốn hỏi gia đinh được tặng Huy chương kháng chiến vì có 3 con tòng quân thì có được hiểu là gia đình CCGĐCM không. Xin trả lời sớm để biết thêm thông tin trong giải quyết chính sách
Hỏi bởi: Ngọc Tu lúc 27/07/2012 3:14:51 CH
Trả lời:  Huy chương kháng chiến vì có 3 con tòng quân không phải hình thức khen thưởng người (gia đình) có công giúp đỡ cách mạng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng./.
Bố cháu là bệnh binh mất khả năng lao động 61%.hiện cháu đang học tại trường ĐH Nông Lâm -HUẾ hệ chính quy thuộc diện cử tuyển của trường , vậy cháu có được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục không ? Cháu xin chân thành cảm ơn.
Hỏi bởi: Huỳnh thế Cảnh lúc 23/07/2012 8:18:56 SA
Trả lời:  Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tuyển chọn, đào tạo, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học theo chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đề nghị các anh, chị hỏi Bộ Giáo dục - Đào tạo để được hướng dẫn trả lời./.
Tôi là con Bệnh binh 2/3. Năm 2000 tôi có dự thi và học trường Cao đẳng lao động xã hội khóa 2000-2003. Sau khi tốt nghiệp do trường chưa lên đại học lên tôi không có điều kiện học liên tục lên đại học. Đến năm 2011 tôi có dự thi và học liên thông lên đại học tại trường Đại học lao động xã hội (trước đây là trường cao đẳng lao động xã hội). Sau khi nhà trường xác nhận tôi là con của người có công , sau đó tôi có mang hồ sơ về huyện Kim Động nơi tôi trú quán thì được Phòng LĐTBXH huyện trả lời không được hưởng vì đã quá một năm mà không học liên thông thì không được , nhưng tại thời điểm đó trường là cao đẳng chứ không phải đại học , nên tôi không có điều kiện học chứ không phải tôi không muốn học liên tục? Qua tìm hiểu trong lớp tôi có bạn quê ở Thanh Hóa cũng thuộc diện con người có công như tôi cũng được hưởng chế độ bình thường , tại sao nơi thực hiện nơi không thực hiện? Tôi nhờ Quý cơ quan trả lời giúp Cho tôi như vậy tôi có thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi người có công khôn
Hỏi bởi: Bùi Thế Quang lúc 20/07/2012 2:38:26 CH
Trả lời:  Theo công văn số 347/BGDĐT-CTHSSV ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường hợp học sinh, sinh viên học liên thông thì phải học liên thông liên tục không ngắt quãng mới thuộc diện được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy định. Trường hợp của ông đã tốt nghiệp Cao đẳng năm 2003 nhưng tới năm 2012 mới tiếp tục học liên thông lên Đại học thì không thuộc diện được xem xét giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo./.
Liệt sỹ được công nhận có vợ và 1 con gái . Vợ LS đã đi lấy chồng và đang hưởng tuất Liệt sỹ tái giá.Con gái Liệt sỹ đã đi lấy chồng.Trước đây chưa có quà = tiền mặt và hướng dẫn cụ thể thì cơ sở vẫn thực hiện chế độ thờ cúng cho người anh trai liệt sỹ (Trưởng họ)Đến khi có hướng dẫn cụ thể là con Liệt sỹ hết tuổi hưởng tuất cũng nằm trong đối tượng được nhận quà . Cơ sở đã lập danh sách cho con gái là người nhận các chế độ quà 27/7, tết nguyên đán. Cho hỏi thực hiện chế độ chính sách như thế có đúng không . Xin trả lời sớm để địa phương có hướng giải quyết, vì đang có hiện tượng tranh chấp.
Hỏi bởi: PHẠM VĂN CẬT lúc 16/07/2012 1:46:56 CH
Trả lời:  Nếu liệt sĩ không còn thân nhân chủ yếu (bố, mẹ; vợ, chồng; con; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) thì người được họ tộc ủy nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ được nhận 01 suất quà của Chủ tịch nước tặng cho đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh, liệt sĩ. Trường hợp ông hỏi, con gái của liệt sĩ đã được nhận quà của Chủ tịch nước tặng cho đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, do đó người anh trai liệt sĩ đó không được nhận quà của Chủ tịch nước tặng cho đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ nữa.

Năm 1972 ba tôi có tham gia hoạt động kháng chiến ở chiến trường Campuchia, và đi trong thời gian là 3 năm. Ba tôi đã mất năm 1996, gần đây tôi có đọc trên báo và thấy có chế độ trợ cấp 1 lần cho lính Campuchia. Tôi xin hỏi là ba tôi đã mất vậy thân nhân có được hưởng trợ cấp 1 lần đó không?
Hỏi bởi: Nguyễn Mậu Thành lúc 16/07/2012 1:44:29 CH
Trả lời:  Theo quy định tại khoản a, Điều 1 Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì các đối tượng là: “Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B,C,K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng,…” nếu đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì “một trong những người sau đây được hưởng chế độ một lần theo mức tương ứng quy định tại Quyết định này: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần”. Như vậy trường hợp của ông đủ điều kiện xem xét hưởng chế độ theo quy định.
Tôi là Thương binh hạng 4/4 tỷ lệ mất sức lao động là 21%. Tôi đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 590.000đồng/1 tháng theo Nghị định số 52 ngày 30/6/2011. Vậy làm thế nào để biết được cách tính lương Thương binh như tôi mà ra được 590.000/tháng . Tôi có biết Mức chuẩn để tính theo Nghị định 52 là 876.000đồng. Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Hoàng Thị Yến lúc 12/07/2012 3:51:25 CH
Trả lời:  Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30/6/2011 của Chính phủ quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp được thực hiện kể từ ngày 01/5/2011. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng. Theo đó, mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật 21%, hưởng mức trợ cấp là 590.000 đồng/tháng, mỗi tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động được xác định tương ứng với 28.000 đồng. (H1)
Tôi là Cán bộ hưu trí nay đang hưởng 02 chế độ Hưu trí và Thương binh 2/4 - 61%. Tôi xin hỏi nay tôi muốn chuyển phụ cấp khu vực hưu trí sang phụ cấp khu vực của thương binh không. Vì khi tôi còn công tác thì phụ cấp khu vực của hưu trí tôi được hưởng và không được hưởng phụ cấp thương binh, nay tôi đã về hưu muốn được chuyển phụ cấp sang phụ cấp thương binh có được không, vì phụ cấp khu vực thương binh cao hơn
Hỏi bởi: Nguyễn Mạnh Cường lúc 12/07/2012 2:10:59 CH
Trả lời:  Theo khoản 8 mục I Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực thì "Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội" thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực. Theo quan điểm trên, ông là thương binh nhưng cũng lại là người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nên không thuộc diện thương binh được hưởng phụ cấp khu vực./. (Hcs1)
Kính thưa cục người có công. kính thưa Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Tôi có một số điều thắc mắc cần hỏi Bộ như sau : Hiện nay tôi đang theo học năm thứ 3 Trường đại học nông lâm huế ,là con của người có công với cách mạng ,đi học theo hệ cử tuyển .Những năm trước đây khi đang học phổ thông và đến năm 1 của đại học, tôi vẫn hưởng tiền ưu đãi giáo dục và đào tạo dành cho học sinh ,sinh viên theo chế độ của Bộ giáo dục và đào tạo đối với con em người có công với cách mạng .Nhưng từ năm học 2010 đến giờ tôi không được hưởng tiền ưu đãi giáo dục và đào tạo đối với con em người có công với cách mạng đó nữa . Tôi về huyện hỏi tiền đó thì họ nói tỉnh cắt rồi,xuống hỏi tỉnh thì tỉnh cũng nói cắt . Trong khi đó những sinh viên là con em của người có công với cách mạng của các tỉnh khác họ vẫn nhận tiền ưu đãi giáo dục và đào tạo đó hàng năm . Chỉ trừ tỉnh Quảng Nam là họ nói không có tiền ưu đãi giáo dục và đào tạo cho học sinh , sinh viên đối với con em người có công với cách mạng đó n
Hỏi bởi: A BƯỜNG lúc 11/07/2012 3:41:52 CH
Trả lời:  Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tuyển chọn, đào tạo, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học theo chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đề nghị các anh, chị hỏi Bộ Giáo dục - Đào tạo để được hướng dẫn trả lời./. (OanhCS2)
Kinh thưa Quy Cuc! Tước đây tôi tham gia hoạt động kháng chiến từ năm 1961 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hiện tôi được đang hưởng chế độ thương binh (43%). Trước đây, con tôi bị dị dạng, tật bẩm sinh, được hưởng chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Hiện nay sức khoẻ tôi suy kiệt, tôi có đến Phòng Lao động THương binh và Xã hội huyện hướng dẫn thủ tục hồ sơ thi được trả lời là tôi không có hồ sơ bệnh án thể hiện theo các danh mục bệnh tật theo quyết định 09 của Bộ Y tế. Nhưng tôi thiết nghĩ nếu tôi là người tham gia kháng chiến nếu không bị nhiễm chất độc hoá học thì còn tôi thì tại sao con tôi bị ảnh?(được nhà nước giải quýêt chế độ đối với con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học). Kính mong quý Cục hướng dẫn tôi có đủ điều kiện đề hưởng chế độ nay hay không.Rất mong Quy Cục sơn có ý kiến, tôi chân thành biết ơn./.
Hỏi bởi: le truong giang lúc 06/07/2012 6:45:06 CH
Trả lời:  Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định: “Điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: - Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học. - Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học”. Trường hợp của ông theo như ông trình bày thuộc diện người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học sinh con dị dạng, dị tật thì hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm các giấy tờ sau: 1. Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (Mẫu số 1-HH) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp. Căn cứ để cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm: a) Bản khai cá nhân (Mẫu số 2-HH) b) Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ khác liên quan đến hoạt động ở chiến trường; c) Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau: Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của Uỷ ban nhân cấp xã. d) Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (Mẫu số 3-HH) thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ; Uỷ ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin (nếu có), Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Biên bản phải có chữ ký và dấu của: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã. 2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (Mẫu số 6-HH)”. Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ra Quyết định trợ cấp (Mẫu số 4-HH) và Phiếu trợ cấp (Mẫu số 5-HH)./. (Ocs2)
Tôi muốn hỏi mức chuẩn tiền trợ cấp của người có công hiện nay là bao nhiêu
Hỏi bởi: đang van luong lúc 29/06/2012 8:20:06 SA
Trả lời:  Ngày 28/5/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; theo quy định tại Nghị định này, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công là 1.110.000 đồng và được thực hiện kể từ ngày 01/5/2012.(Hkhtc)
Tôi là BB 2/3 (61%)có thắc mắc như sau: Theo NĐ54 thì đối tượng TBB 61% trở lên khi chết thì vợ khi đến tuổi thì được hưởng Tuất, nhưng theo CV 613 cục người có công lại hướng dẫn là: Tại thời điểm TBB đó chết thì người vợ đủ 55 tuổi mới đủ điều kiện hưởng Tuất. Như vậy, tôi thấy hai văn bản quy định có sự khác nhau, cụ thể Sở LĐTBXH TP Đà Nẵng không tiếp nhận giải quyết hồ sơ khi người vợ đến tuổi như quy định tại NDD54, Vạy xin hỏi Cục ngời có công cho ý kiến và trả lời, Cảm ơn./.
Hỏi bởi: Nguyễn Minh Hoàng lúc 25/06/2012 4:10:33 CH
Trả lời:  Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau: " Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con bệnh binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng". Như vậy tại thời điểm bệnh binh từ trần, người vợ chưa đủ 55 tuổi thì không đủ điều kiện để giải quyết chế độ tuất bệnh binh. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ dự thảo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, theo dự thảo Pháp lệnh bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh sẽ được giải quyết trợ cấp tuất khi đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi đối với nữ./. (Hcs2)
Mẹ tôi là Giáo viên tyrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ tôi được nhà nước tặng Huy chương kháng chiến hạng nhì. Vậy mẹ tôi có thuộc đối tượng người có công với cách mạng không? Để xác nhận và hưởng chế độ theo pháp lệnh người có công thủ tục phải như thế nào xin cảm ơn.
Hỏi bởi: Vũ Văn Úy lúc 19/06/2012 11:18:16 SA
Trả lời:  Tại Điều 27 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định: “Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh là người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng”. Tại điểm 1, Mục IX, phần I Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thủ tục hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc gồm: “1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 9-KC1) 1.2. Bản sao huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện. 1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – thương binh và Xã hội (mẫu số 9-KC2)”. (Gcs2)
Can cu diem b khoan 2 dieu 29 cua Nghi dinh 54 vaf khoan 3,4 cua dieu 32 PLNCC. Phong da tiep nhan ho so gom: - Don xin huong tro cap i lan co xac nhan cua UBND xa Phuong. - Huy chuong khang chien cua Ong Dam ( da linh tro cap 1lan theo quy dinh) - Huy chuong khang chien cua gia dinh ong Dam De giai quyet theo can cu tren tuy nhien Phong CS NCC So LDTBXH tra loi theo khoan 5 dieu 33 PLUD Khong giai quyet. Nhu vay co dung khong? theo toi co su nham lan trong thuc hien chinh sach. Vi Truong hop cua Ong Dam tren khong thuoc doi tuong quy dinh tai dieu 9,10 va dieu 30.Rat mong su quan tam huong dan cua CNCC de thong nhat trong thuc hien che do chinh sach NCC.
Hỏi bởi: Dang Xuan Hop lúc 19/06/2012 11:13:24 SA
Trả lời:  Nội dung câu hỏi chưa rõ nên Cục Người có công chưa đủ cơ sở để trả lời
Tôi có Ông nội là liệt sỹ hi sinh năm 1951, khi đó Bố tôi mới được 9 tháng tuổi và Bố tôi chưa được hưởng chế độ gì đối với con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống. Xin hỏi Bố tôi có được truy lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ từ 18 tuổi trở xuống theo Pháp lệnh Số: 26/2005/PL-UBTVQH11 hay không? Nếu có thì xin cho hỏi Bố tôi phải làm hồ sơ thủ tục gì để được hưởng chế độ?
Hỏi bởi: Vũ Thị Ninh lúc 15/06/2012 4:07:02 CH
Trả lời:  Theo qui định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày liệt sĩ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; con liệt sĩ từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu vẫn còn tiếp tục đi học, con liệt sĩ bị bệnh tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Nội dung câu hỏi chưa nêu rõ ông nội của bà được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công từ ngày tháng, năm nào nên Cục Người có công không có cơ sở trả lời. Đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (nơi đang quản lý hồ sơ liệt sĩ) để được xem xét trả lời theo thẩm quyền./. (Lycs1)
Ông Nguyễn Văn Năm tham gia Du kích xã năm 1965 đến năm 1972 thóat ly vào huyện đội, năm 1977 sức khỏe yếu đơn vị cho phục viên giải quyết chế độ bệnh binh, sau đó tiếp tục công tác đến năm 1991 nghĩ mất sức lao động. Hiện nay ông đang hưởng chế độ thương binh và mất sức lao động, nay ông đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh. NHư vậy, trường hợp của ông Nguyễn Văn Năm có được xem xét giải quyết chế độ bệnh binh không? có văn bản nào quy định không Kính mong Cục người có công sớm trả lời để tôi trả lời cho đối tượng Xin chân thành cám ơn
Hỏi bởi: Phạm Đình Ca lúc 02/06/2012 9:43:00 SA
Trả lời:  Trước đây, theo qui định tại Thông tư số 48/TBXH ngày 30 tháng 9 năm 1985 của Bộ Thương binh và Xã hội thì hai năm một lần, bệnh binh được giám định lại sức lao động tại Hội đồng giám định y khoa. Nếu sau giám định lại tỷ lệ mất sức lao động chỉ còn ở mức 40% trở xuống thì thôi hưởng trợ cấp bệnh binh. Bệnh binh về bản chất là người mất sức lao động không có khả năng tham gia công tác được nghỉ hưởng chế độ. Trường hợp ông Nguyễn Văn Năm được giải quyết chế độ bệnh binh năm 1977, sau đó không hưởng chế độ bệnh binh mà tiếp tục tham gia công tác, nghĩa là sức khoẻ của ông đã được phục hồi. Đến nay, không có cơ sở để xem xét giải quyết hưởng lại chế độ bệnh binh đối với ông Nguyễn Văn Năm./. (Lcs2)
Cha tôi được công nhận lão thành cách mạng vào năm 2012, có 03 người con là anh Huỳnh Văn Dũng mất năm 2006, chị Huỳnh Thị Xíu mất năm 2011. Hiện tại chỉ có 01 mình tôi. Như vậy, tôi có phải là người khai vào bản khai thân nhân người có công để hưởng mức trợ cấp chung hay không và có cần phải có giấy thỏa thuận hoặc sự ủy quyền của chị dâu tôi (vợ của anh Dũng)không? (Do trong quá trình làm hồ sơ công nhận lão thành cách mạng của cha tôi, chị dâu tôi ủy quyền tôi làm hồ sơ nhưng không ủy quyền nhận trợ cấp). Và mức trợ cấp này có phải là trợ cấp cho con ruột của người có công hay là trợ cấp chung cho tôi và chị dâu tôi? Rất mong Cục người có công sớm trả lời cho tôi biết. Chân thành cám ơn!
Hỏi bởi: Huỳnh Thị Côi lúc 31/05/2012 11:24:21 SA
Trả lời:  Theo như nội dung bà hỏi thì trường hợp cha của bà thuộc trường hợp người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 1, Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ thì: “Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng còn sống; con (trong trường hợp cha mẹ, vợ hoặc chồng không còn) của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng trợ cấp chung một lần, mức trợ cấp là 50 triệu đồng”. Theo quy định trên trường hợp cha mẹ, vợ hoặc chồng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 nếu không còn sống thì con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật) được hưởng trợ cấp chung một lần mức trợ cấp là 50 triệu đồng./. (Hcs2)
Tại Điều 35 Chương III Nghị định số 54/2006/NĐ-CP quy định: “Người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh trái phép theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Pháp lệnh … thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày ra nước ngoài…”. Song, đối với trường hợp người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh đi nước ngoài định cư hợp pháp đã tạm đình chỉ chế độ ưu đãi từ ngày họ ra nước ngoài. Nay, họ xin hồi hương về Việt Nam sinh sống và được cơ quan Công an đăng ký hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh An Giang, đồng thời họ làm đơn xin hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công, nếu như họ đủ điều kiện hưởng lại chế độ ưu đãi hàng tháng thì thời gian hưởng trợ cấp kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định hay hưởng từ thời điểm nào cho hợp lý? Hiện nay, trong Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng
Hỏi bởi: HUỲNH HỒNG VIỆT lúc 29/05/2012 4:29:54 CH
Trả lời:  Đối với trường hợp đối tượng người có công xuất cảnh nước ngoài định cư hợp pháp đã tạm đình chỉ chế độ ưu đãi kể từ ngày họ ra nước ngoài nay xin hồi hương về Việt Nam sinh sống, được cơ quan công an đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và đủ điều kiện hưởng lại chế độ ưu đãi hàng tháng thì thời điểm được hưởng lại trợ cấp kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú ra quyết định./.(Lcs1)
Tôi là Nguyễn Thanh Minh, sinh năm 1948, người HĐKC chống Mỹ, không có vợ, không có con nay tôi lập hồ sơ xin hưởng chế độ chất độc hóa học theo Thông tư 08/2009 ngày 07/4/2009 của Bộ LĐTBXH. Nhưng, không được Sở Lao động TBXH thành phố Đà Nẵng chấp nhận với lý do: "không đúng quy định". Tuy nhiên, tại ý 3, mục c,điểm 1, phần I của thông tư 08 nêu rõ: Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Như vậy, cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được giải quyết chế độ CĐHH theo quy định không? Xin cảm quý lãnh đạo BỘ LĐTBXH.
Hỏi bởi: Nguyễn Thanh Minh lúc 21/05/2012 2:53:12 CH
Trả lời:  Theo như nội dung mà ông hỏi thì nếu ông đã tham gia kháng chiến chống Mỹ trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến 30/4/1975 tại vùng bị quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học, không có vợ, nay đã quá 60 tuổi có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường thì được lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học”. Việc có được giải quyết hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học hay không còn phải căn cứ vào nội dung của hồ sơ có đảm bảo tính pháp lý và do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng là nơi ông cư trú thẩm định./. (Hcs2)
Kính thưa! Cháu là Nguyễn Đăng Hợi- cháu ruột của LS Nguyễn Đăng Thành. Cháu có việc này muốn hỏi và muốn được sự tư vấn, giúp đỡ của tất cả các thành viên tham gia như sau: Theo giấy báo tử ngày 27 tháng 4 năm 1976 của Đơn vị C5-E75-Sư đoàn 470 được ký bởi bác Thiếu tá Nguyễn Đức Vỵ thì trường hợp của bác cháu là Nguyễn Đăng Thành là Liệt sỹ. Tuy nhiên khi Cục chính trị báo tử về cho Ty thương binh xã hội tỉnh Nghệ an thì lại báo là Tử sỹ. Năm 2010 gia đình cháu đã vào tận Đơn vị ở Đắc Lắc và được Đơn vị xác nhận trường hợp của bác cháu là Liệt sỹ(Đơn vị Sư đoàn 470 còn lưu đầy đủ hồ sơ gốc) và có Công văn số 572/PXN ngày 22 tháng 6 năm 2010 yêu cầu các Cơ quan ban nghành liên quan tạo điều kiện giúp đỡ nhưng khi gia đình đi đến phòng Lao động TBXH huyện Đô Lương, Sở Lao động TBXD tỉnh Nghệ an thì không được giải quyết. Qua đây kính mong được sự tư vấn, giúp đỡ của tất cả các thành viên tham gia và xin hỏi trường hợp của bác Nguyễn Đăng Thành có được công nhận là Liệt sỹ không? Xin t
Hỏi bởi: Nguyễn Đăng Hợi lúc 21/05/2012 10:41:17 SA
Trả lời:  Theo như đơn đã trình bày thì ông Nguyễn Đăng Thành, nguyên là quân nhân thuộc đơn vị C5-E75-Sư đoàn 470. Vì vậy, việc đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với ông Nguyễn Đăng Thành thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc Phòng. Đề nghị anh liên hệ với Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng để được xem xét trả lời cụ thể theo thẩm quyền./.(Tcs1)

Theo CV 1040 ngày 09/4/2012 của Bộ LĐTBX: "Đối với các hồ sơ khác sẽ giải quyết khi Quy trình... được ban hành".Đề nghị Cục NCC hướng dẫn thêm các loại "hồ sơ khác". Xin cảm ơn.
Hỏi bởi: xuan dung lúc 18/05/2012 4:50:26 CH
Trả lời:  Tại công văn số 1040/LĐTBXH-NCC ngày 9 tháng 4 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn: “Tiếp tục xem xét, giải quyết đối với các hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học còn tồn đọng theo công văn số 1609/LĐTBXH-NCC ngày 23/5/2011 hiện đang lưu giữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các trường hợp hồ sơ mới xác lập nhưng bị mắc bệnh ung thư theo danh mục ban hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ0BYT này 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đối với các hồ sơ khác sẽ giải quyết khi quy trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được ban hành ”. Theo đó, tất cả các trường hợp còn lại được coi là “hồ sơ khác” (Hồ sơ đã xác lập hoặc đang xác lập chưa được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận)./. (lycs2)
Theo điều 22, Nghị định số 54/2006 quy định đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã cụ thể. Nay xin Cục NCC hướng dẫn thêm: "Người có công giúp đỡ cách mạng" hoạt động thuộc vùng Mỹ sử dụng CĐHH, được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến có thuộc đối tượng giải quyết không? (các điều kiện khác đều đủ. Xin cảm ơn.
Hỏi bởi: lê xuân dũng lúc 18/05/2012 4:47:51 CH
Trả lời:  Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến hưởng chế độ ưu đãi theo qui định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng là người dân có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học bao gồm: “a. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam… e. Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn ấp, xã, phường”. Theo đó, người có công giúp đỡ cách mạng chưa thuộc diện xem xét giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học./. (lycs2)
hồ sơ người có công giúp đỡ cách mạng bao gồm những giấy tờ gì? (Ngoc Ha)
Hỏi bởi: le thi ngoc ha lúc 30/04/2012 9:44:09 SA
Trả lời:  Theo quy định tại Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2006 về hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, tại Mục X quy định về hồ sơ đối với người có công giúp đỡ cách mạng như sau: 1. Hồ sơ gồm: 1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1). 1.2. Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua-Khen thưởng cấp huyện. 1.3. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 10-CC2) hoặc quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 10-CC3) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. 2. Trách nhiệm lập hồ sơ: 2.1. Người có công giúp đỡ cách mạng làm bản khai kèm bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua- Khen thưởng cấp huyện. 2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục X phần I Thông tư này để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội. 2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. 2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp.
Tôi muốn hỏi về chế đô người xét duyệt người đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và đã được xác nhận của người trực tiếp giao nhiêm vụ, người lão thành cánh mang đó là cụ:Chu Thị Kim Sơn là Ủy Viên Kinh Tế Liên khu 3(trước năm 1954). Trong thời gian qua tôi tình cờ tôi được biết thông tin về người thân của gia đình tôi đã tham gia cánh mạng trước 1945, sự viêc như sau Trong khoảng tháng 5 vừa qua tôi có được đọc một tờ báo Xuân năm 2011 số báo tết “Xuân Tân mão 2011” báo viết của Thương mại điện tử Hải Dương, trong đó có bài viết của nhà báo Ngọc Hùng,nói về nhưng người nuôi dấu và tham gia hoạt động cánh mạng nói về lão thành cánh mạng Chu Thị Kim Sơn và cụ Kim Sơn đã kể ra những nơi cụ đang hoạt động tại đó ,trong đó cụ nói có người nhà nhà tôi là Cô Ngải ở thôn Bối(vối). Sự thật trong dòng họ nhà tôi và gia đình cũng không ai biết rõ cụ nhà tôi tham gia cánh mạng trước năm 1945 khi mà cụ Kim Sơn trưa đang báo.Cụ nhà tôi mất năm 1945 Do vậy tôi và một số người nhà đã
Hỏi bởi: Bùi Huy Tân lúc 19/04/2012 10:22:47 SA
Trả lời:  Việc xét công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 thuộc thẩm quyền của cơ quan tổ chức Đảng. Đề nghị gia đình liên hệ với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hải Dương để được xem xét, hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền./.
Hiện nay, theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 có Ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan tới phơi nhiễm chất độc hóa học trong đó có bệnh rối loạn tâm thần. Vậy cô tôi có triệu chứng rối loạn tâm thần từ năm 2007 điều trị ở Viện Sức khỏe tâm thần của bệnh viện Bạch Mai và bệnh án ghi là Ảo giác thực tổn. Sau đó năm 2008 bị tái phát lại do bỏ thuốc và vào bệnh viện tâm thần Trung ương được ghi là trầm cảm F25. Hiện nay, cô tôi đã ổn định nhưng vẫn phải dùng thuốc Olanzapine. Cô tôi từng tham gia thanh niên xung phong tại Đại đội 2 đội 25 Binh trạm 14 đoàn 559 từ 9/1968 đến 12/1972. Binh đoàn 12 hiện nay đã có giấy xác nhận cho cô tôi là tham gia tại vùng Mỹ có sử dụng chất độc hóa học. Vậy cô tôi có nằm trong đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Hiện nay, nhà nước có tiếp tục nhận hồ sơ để giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Và gia đình nộp hồ sơ cho cô
Hỏi bởi: Lê Nguyễn An lúc 19/04/2012 10:17:09 SA
Trả lời:  Việc xem xét, giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo quy định người hoạt động kháng chiến đã tham gia công tác chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học nếu mắc bệnh nằm trong danh mục bệnh liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 2 năm 2008 của Bộ Y tế thì được lập hồ sơ xem xét, giới thiệu đi khám, giám định và kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động để được hưởng chế độ trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Về trình tự, thủ tục hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thì đề nghị gia đình liên hệ với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương để được xem xét, hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền./.
Tôi là con thương binh 4/4 - 21% hiện đang theo học tại trường dân lập phương đông. Vậy theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 tôi có được làm hồ sơ miễn giảm học phí để lấy tiền tại phòng Lao động-TB&XH không? Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Nguyễn Mạnh Cường lúc 27/03/2012 10:53:08 SA
Trả lời:  Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn loại trường, loại hình đào tạo, chế độ miễn giảm học phí cho con người có công theo học ở cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Đề nghị anh liên hệ với Bộ Giáo dục - Đào tạo để được hướng dẫn trả lời theo thẩm quyền./.
Bố tôi là giáo viên hưu trí, kết nạp Đảng năm 1967, năm 1969 ông được Bộ giáo dục điều ra Hà Nội đào tạo cán bộ để đi B. Sau khi Bác Hồ mất,nhà nước tạm thời dừng đi B, Cho bố tôi về lại trường huyện dạy, đến tháng 2/1972 Bộ GD lại điều ông cùng các thầy giáo khác đi cùng bộ đội vào B. Thời gian này ông bà nội tôi được nhận chế độ là 12.000 vnđ (tiền thời đó), ruộng chia % như chế độ của bộ đội. Bố tôi được phân công công tác như sau : Dạy trường bổ túc VH Tỉnh Q ngãi, sau đó về phòng GD Ba Tơ,dạy tại trường BỔ TÚC VH Công - Nông Huyện Ba tơ. Ông đào tạo các cán bộ, giáo viên cấp 1, 2 cho trường sư phạm Đồng bằng tỉnh Q. NGÃI, Là cán bộ huyện phòng GD Huyện Ba Tơ, Huyện ủy viên cho đến 1979 do sức khỏe ông bà nội yếu và điều kiện hoàn cảnh gia đình, bố tôi xin chuyển công tác về huyện YÊN THÀNH - NGHỆ AN.Ông đã có huân chương vì sự nghiệp GD. Hiện tại giấy tờ đi B ông còn dữ đầy đủ nhưng do không nắm rõ , không nghe tin về chế độ nên chúng tôi muốn hỏi có chế độ chính sách gì các trư
Hỏi bởi: Tạ Thị Thanh Lam lúc 21/02/2012 3:40:20 CH
Trả lời:  Nội dung câu hỏi không cụ thể, không rõ bà cần hỏi về chế độ ưu đãi nào, nên Cục Người có công không có cơ sở trả lời. Đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bố của bà đang cư trú để được xem xét, hướng dẫn trả lời cụ thể./.
tôi là nguyễn văn căn là thương binh 3/4. con tôi là cháu nguyễn phạm thúy nga. năm 2005- 2007. con tôi có học lớp trung cấp dược.sau khi lấy xong bằng trung cấp dược do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cháu không học tiếp gì nữa. đến năm 2010 cháu trúng tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy(6 năm) tại trường đại học y dược cần thơ. và hiện nay cháu đã là sinh viên năm 2. tôi xin hỏi trường hợp của con tôi có được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục hay không? tôi xin chân thành cảm ơn.(Nguyễn Văn Căn-Kiên Giang)
Hỏi bởi: NGUYỄN VĂN CĂN lúc 23/12/2011 4:21:20 CH
Trả lời:  Tại Tiết a Khoản 2 Phần I Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH – BGDĐT – BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính qui định về điều kiện hưởng chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo như sau: “Người có công với cách mạng và con của họ qui định tại Điểm a, b, Khoản 1, Mục I theo học hệ chính qui tập trung có khoá học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Căn cứ qui định trên, trường hợp con của ông – cháu Nguyễn Phạm Thuý Nga sau khi học xong Trung cấp Dược có thời gian ngắt quãng gần 03 năm, nếu thi tuyển đầu vào Trường đại học Y dược Cần Thơ theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo thì được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Cháu Nguyễn Phạm Thuý Nga nếu tuyển sinh theo qui chế liên thông thì không được coi là học liên tục và không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo./.
Ông Đức lấy bà Đấu nhưng không có con, sau đó ông Đức lấy vợ hai là bà Thia và sinh được một người con độc nhất là anh Được sau đó đến năm 1947 anh Được đi bộ đội và hy sinh năm 1959. sau khi anh được hy sinh được gia đình đề nghị bà Đấu là vợ cả được hưởng chế độ mẹ liệt sỹ từ năm 1959 đến năm 1981 thì bà Đấu chết, khi bà Đấu chết thì bà Thia vợ hai và là mẹ ruột liệt sỹ được hưởng chế độ mẹ liệt sỹ từ tháng 3 năm 1981 đến năm 1988 thì bà Thia chết.Vậy tôi hỏi cục người có công bà Thia có được phong tặng hay truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng không? Xin chân thành cảm ơn!
Hỏi bởi: Phan Thanh Hải lúc 22/12/2011 12:31:45 SA
Trả lời:  
Chính sách miến giảm học phí đối với sinh viên đang theo học tại các trường Đại học là con người có công ( Con Thương binh 4/4-21%) với cách mạng theo Nghi định 49 thì ngân sách Trung ương hay ngân sách địa phương cấp cho học sinh (Yên Bái)
Hỏi bởi: Hoàng Thị Yến lúc 19/12/2011 3:31:43 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi bà không nêu rõ trường đại học công lập hay dân lập. Bà có thể liên hệ với Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Cha tôi trước đây có 12 năm hoạt động trong lực lượng công an vũ trang, đã từng đóng quân ở đồn Cù Bai( Quảng Trị ). Sau đó vì lí do sức khỏe nên ông về sống cùng gia đình.Giấy tờ liên quan đến việc nhập ngũ đã mất. Vây ông có được hửơng chế độ trợ cấp không? và nếu có chúng tôi cần gặp cơ quan nào để được hướng dẫn làm chế độ. (Quảng Trị)
Hỏi bởi: Trương Thị Liên Phương lúc 19/12/2011 3:25:55 CH
Trả lời:  Trong câu hỏi bà không nêu rõ bà đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng nào đối với cha bà. Bà có thể liên hệ với cơ quan quân sự địa phương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Bo toi tham gia cach mang tu 1946-1975 duoc thuong hai Huan chuong hang nhat nam 2003. khong co che do gi ca. Thang 5/2011 gia dinh toi moi lam ho so cho bo toi de duoc huong che do tro cap hang thang doi voi nguoi co cong voi cach mang. Tu thang 6/2011 moi thang UBND xa phat cho bo toi 300.000 dong. Cho toi hoi : - So tien nhu the co dung khong ? Sao co nguoi nhu bo toi o tinh khac lai nhan duoc 515.000 dong/thang. - Bo toi co duoc truy linh tien cua nhung nam truoc do khong vi gia dinh toi moi biet co chinh sach nay cua Nha Nuoc may thang nay. Xin quy Cuc giup do tra loi som de gia dinh toi bot kho khan. Chan thanh cam on .
Hỏi bởi: Ninh Viet Doan lúc 06/12/2011 2:56:39 CH
Trả lời:  Điều 27 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ qui định: “Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh là người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng, Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương chiến thắng”. Như vậy, chỉ có người hoạt động kháng chiến được tặng Huân, Huy chương kháng chiến hoặc Huân, Huy chương chiến thắng mới thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần. Theo đơn trình bày, ông không nêu rõ Huân chương hạng nhất mà bố của ông được khen thưởng là Huân chương gì? do vậy, Cục Người có công không có cơ sở trả lời. Nếu bố của ông được khen thưởng thành tích với các hình thức Huân, Huy chương nêu trên thì liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi bố ông đang cư trú) hoặc Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện để được xem xét trả lời cụ thể./.
Chào các anh chị! Em là con thương binh hạng ¾, tốt nghiệp Cao đẳng trường CĐ Tài chính – Hải quan ngành kế toán vào tháng 8/2011. Đến tháng 5/2011, em liên thông Đại học ngành kế toán trường Đại học kinh tế TPHCM hệ chính quy, thời gian học 1,5 năm. Khi gia đình em ra phòng LĐTB&XH huyện Đạtẻh – Lâm Đồng hỏi về chế độ trợ cấp hàng tháng thì được cán bộ ở đó trả lời nếu liên thông cùng trường thì mới được hưởng trợ cấp còn liên thông khác trường thì không được mặc dù gia đình em có trả lời rằng trường em học Cao đẳng không có hệ Đại học. Em cũng đã xin đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (phụ lục III kèm theo TT 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH) nộp về phòng LĐTB&XH nhưng vẫn chưa thấy phản hồi gì. Vậy cho em hỏi trường hợp của em có được hưởng trợ cấp không? Nếu có thì em phải xin cấp mới sổ ưu đãi giáo dục hay vẫn sử dụng sổ cũ hồi học Cao đẳng? Và số tiền học phí em đã đóng khi nào mới được nhận lại và có phải nộp biên lai đóng tiền hay không? Mong sớm nhận được câu trả l
Hỏi bởi: Phùng Thị Hậu lúc 06/12/2011 2:51:46 CH
Trả lời:  Tại Tiết a Khoản 2 Phần I Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH – BGDĐT – BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính qui định tiêu chuẩn, điều kiện hưởng chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo: “Người có công với cách mạng và con của họ qui định tại điểm a, b Khoản 1, Mục I theo học hệ chính qui tập trung có khoá học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Như vậy theo qui định trên, người có công và con của họ học liên thông liên tục thì được hưởng chế độ ưu đãi không nhất thiết phải học liên thông cùng trường. Căn cứ qui định trên, đề nghị bà Phùng Thị Hậu liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng để được xem xét, hướng dẫn trả lời cụ thể./.
Tôi năm nay 55 tuổi, là vợ ông Cù Văn Vĩnh là bệnh binh 61%. Khi ông Vĩnh mất tôi mới có 47 tuổi, nay đến tuổi hưởng tuất theo quy định tại Điều 20, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì Sở lao động thương binh đắk lắk nói tôi không đủ điều kiện, xin trả lời cho tôi biết vậy có đúng không? (Đắk Lắk)
Hỏi bởi: Lê Thị Yên Tâm lúc 06/12/2011 2:50:23 CH
Trả lời:  Cục Người có công xin trả lời bà như sau: Theo quy định tại tiết b, khoản 2, Điều 20, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thỡ thõn nhõn được trợ cấp tiền tuất như sau: "… cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con bệnh binh mồ cụi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trờn 18 tuổi nếu cũn tiếp tục đi học; con bệnh binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thỡ được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng". Trường hợp của bà khi ông Cù Văn Vĩnh mất bà mới có 47 tuổi, đến nay mới đủ 55 tuổi là không đủ điều kiện để giải quyết chế độ tuất bệnh binh. Hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi để trình Chính phủ xem xét ban hành, dự kiến sẽ nghiên cứu cho giải quyết đối với những đề nghị tuất nuôi dưỡng như trường hợp của bà đề nghị./.
Hỏi về cách tính miễn giảm học phí đối với con của người có công theo Nghị định Số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010. Tôi là con thương binh 2/4-66% đang học ở trường đại học thuỷ lợi Hà Nội, đóng học phí là 500.000đ/tháng vậy cách tính miễn giảm học mà phòng Lao động cấp huyện phải tính như nào? Xin cục người có công tính cụ thể xem tôi được miễn như nào theo NĐ49. Vì tôi thấy phòng Lao động-TB&XH cấp huyện tính cho tôi nhưng tôi không thấy thoả đáng. Xin chân thành cảm ơn! (Yên Bái)
Hỏi bởi: Nguyễn Mạnh Cường lúc 23/11/2011 6:57:32 CH
Trả lời:  Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2014-2015. Trong câu hỏi của ông không thể hiện rõ ông học ở trường Đại học Thuỷ lợi khoá học nào. Ông có thể liên hệ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đẻ được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình



Copyright © 2014 Blog Thông Tin Tổng Hợp